cỏ

cỏ

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Bia (Les stèles) ;

Trên con đường ngang qua chùa, ở mỗi bên chùa đều có một tấm bia đá nhỏ, đỉnh tròn, dựng đứng, trên mỗi bia được khắc hai chữ hán lớn "Hạ mã " và "Thượng mã". "Hạ mã" là một lời mời gọi người lữ khách xuống ngựa, đi bộ qua đền chùa để tỏ lòng tôn kính với thần phật bản thổ.

Người An nam cũng dựng những bia nhỏ trên mộ phần của người mất, dựng ở phía trên đầu. Nó có bề ngang nhỏ hơn so với loại kể trên, đôi khi rất thô sơ và không có thể thức cố định; một mặt được khắc cho hay tên và học vị người quá cố, không tuổi, nghề nghiệp hay ngày mất; luôn có một lời đề : Tới thân phụ , Tới bá phụ, ...Trừ trường hợp đặc biệt ở những gia đình giàu có luôn lưu giữ mộ phần tổ tiên, các ngôi mổ được bảo quản và chăm sóc cẩn thận cho đến thế hệ thứ năm; luật không tính thế hệ thứ năm là chung một họ tộc và họ có thể kết hôn lẫn nhau. Con cháu có thể kết hôn và tạo thành các chi, các tộc mới. Bia cho người quá cố được gọi là bia mộ chí.

Bia kỷ niệm việc dựng hay tu bổ đền chùa, cầu đường hay những công trình để lưu truyền một sự kiện lịch sử hay tôn giáo hay để lưu lại sự quyên góp từ những tín hữu đôi khi thực sự là một tác phẩm nghệ thuật.

 Bia được đặt biệt bảo quan như một tác phẩm điêu khắc, có lúc quan đến một sự kiện trọng đại, lúc khắc ghi tên tuổi riêng mà người ta không muốn bị tàn phá bởi thời gian, thông thường bia được đặt  dưới mái một công trình kiến trúc nhỏ nhằm tránh mưa tránh nắng; ví dụ như bia của đàn Nam giao nhà Lê là một trong những tác phẩm tuyệt mỹ nhất ở xứ Bắc kỳ này mà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay nằm ở giữa đồng ruộng trên phố Huế, gần thành cổ Hà Nội. Đàn Nam Giao đã bị xóa sổ từ 60 năm nay.

Bia đá hiện nay làm theo hình chữ nhật với đỉnh bia tròn; trên trán bia được đọc đẽo những biểu tượng, hoa văn mang tính biểu tượng, đôi khi tràn xuống cả thân bia. Chúng tôi đã bắt gặp chỉ một lần duy nhất sự thể hiện họa tiết hình người trên bia đá kiểu này ở chùa Lãnh (Lanh?) ở Hoài Đức. Bia khắc hình hai người phụ nữ chân quê đang cưới trên một con rồng được vẽ và khắc nét tinh xảo; bia nầy được làm bằng đá hoa có niên đại dưới triều vua Lý Thánh Tông. (1)

Tên công trình kiến trúc mà bia đá thuộc về được khắc nổi, trên trán bia là dòng chữ được khắc chìm với mỗi chữ được đặt riêng biệt trong một ô có trang trí hoa văn xung quanh.

Bia đá có thể được làm một phần tường hoặc gắn chặt vào tường của đền chùa, hay dựng đứng trên một bệ khối đặc được trạm khắc cầu kỳ hay không.

Phổ biến thường thấy nhất là bia đã được dựng trên lưng một con rùa lớn bằng đá để vinh danh những công trình kiến trúc nổi tiếng hoặc những tên tuổi lớn trong hàng ngàn năm với ý nghĩa trường tồn như tuổi thọ loài rùa.

Trong Văn miếu quốc tử giám ở Hà Nội, nơi mà người Âu châu gọi bằng cái tên khác là chùa quạ (Pagode des Corbeaux) , có 82 bia đá được dựng trên lưng rùa, được sắp xếp cân xứng xung quanh một hồ lớn hình chữ nhật (ND - giếng Thiền Quang?). Chúng ghi dấu của những cuộc thi khảo đã diễn ra ở nơi này dưới sự chủ tọa của vua từ năm 1476 tới 1784 , trên bia là tên của những người trúng tiến sỹ.

Những bia đá có dấu phết tàn phá của loài người là minh chứng cho những thời kỳ biến động hay sự thay đổi vương triều.

Nhiều những đoạn ghi chép lại về các nhân vật chính trị hay sự kiện lịch sử đã bị tẩy xóa bằng đục trên bia đá, điển hình như trên bia đá đền Quán thánh (pagode de Grand Bouddha de Hanoi) để ghi chép lại công trạng nhà Trịnh phò tá vua Lê giành lại ngôi báu ở Hà Nội; cũng như là để loại bỏ những điều xuyên tạc, không đúng sự thực về công trạng của một nhân vật lịch sử được khắc trên bia đá.

Tấm bia đá ở một trong những đền chùa xứ Đình Bảng khắc tên vinh danh một vị vua triều Lý, nằm gần khu rừng nơi cất giữ mộ phần các vua triều đại này, đã bị phong kín trong một hầm nhỏ vây quanh bởi tường khối và chỉ mới được phát hiện thời gian gần đây.

Để làm tỏ hơn về những văn tự được khắc trên bia, bản dịch bia kỷ niệm về việc xây lại cầu bắc qua sông Tô lịch năm 1719, được biết với tên Cầu giấy được dịch như dưới đây.

' Cầu được xây để nối đôi bờ sông cho phép sự đi lại tự do hơn giữa đân cư đôi bờ; nó là một công vụ lớn phục vụ cho quần chúng. Chân thành cám ơn những người đã đóng góp vào công cuộc nầy. Tuy nhiên sau nhiều thế kỷ tồn tại, cầu trong cảnh đổ nát cần một lần nữa lên tiếng tới nhà cầm quyền một sự tu bổ.

Cầu Giấy tiếp giáp về phía đông với Ville Royale(2), về phía nam trông ra núi Tản Viên (3), về phía bắc với Sông Nhị Hà (4). Dưới cầu là sông nước chảy qua nhiều đình, đền.

Hôm nay, khi việc tu bổ đã hoàn thành, dân cư đôi bờ đi lại thuận tiện như xưa; cây cầu được tu sử sẽ mang lại niềm vui cùng nhiều lợi ích cho các vùng xung quanh, bởi vậy bia này dựng lên nhằm ghi lại sự kiện đáng nhớ này.

Cầu được tu sửa vào mùa đông năm Vĩnh Thịnh thứ 43 (5).

Soạn văn tự, quan thái thú Nguyễn Đình (Dinh?) phủ Quốc Hoài (Hoai?).

Khắc chữ Đỗ Văn An, người làng Yên Khê huyện Thường Phục.'

Ở Ấn độ, việc hiến đất xây đền chùa cũng được ghi, khắc lên những bia bằng đồng hay bằng kim loại khác,

(1) Vị vua thứ ba của triều Lý, trị vì 19 năm từ năm 1054 tới 1072. Lý Thánh Tông đã cho xây dựng ở Hà Nội ngôi tháp Báo Thiên nổi tiếng. Ở vị trí của tháp này hiện vẫn còn lưu lại những dấu tích xưa bằng những khối đá được trạm trổ khéo léo lẩn khuẩn trong rễ của những gốc đa già. Tháp cũ tọa trên phố Nhà chung ( Rue de la mission), nằm giữa nhà thờ lớn và nhà quan Tổng đốc.

(2)Thăng long, Hà nội.

(3) Núi Ba vì

(4) Sông Hồng

(5) 1719. Triều vua Lê Dụ Tông.
Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 146.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Mõ ( Le tamtam de bois);

Mõ là một nhạc cụ làm bằng gỗ, rỗng ở bên trong, có hình dáng như một cái lục lạc với độ lớn to bằng một trái táo cho tới bằng một quả bưởi. Các thầy chùa dùng mõ để điểm xuyến khi tụng kinh.

Người ta dùng một cái dùi bằng gỗ cứng để gõ mõ, nhờ rỗng bên trong nên tiếng kêu của mõ rất vang.

Thầy phép cũng gõ mõ trong các lễ chiêu hồn.

Mõ, cũng như khánh, có nguồn gốc từ Trung hoa, được viết trong Lễ ký dưới dạng một quả chuông. Người tàu cổ xưa sử dụng mõ để tập hợp mọi người, kẻ gõ mõ để rao tin tức, để tuyên thánh chỉ, vừa đi vừa gõ khắp các làng mạc.

 Ở Bắc kỳ, trong đình làng, luôn có hai nhạc khí để ra hiệu, một cái trống cái để triệu tập chức sắc và một cái mõ để gọi thường dân. Cái mõ này thì dài hơn rất nhiều so với mõ trong chùa; đôi khi nó có dạng như một con cá (ngư mõ), được treo vào xà đình; thường được gõ để hối thúc dân đến nộp sưu thuế.

Ở những điếm canh, chòi gác nằm quanh làng và gần nhà quan được túc trực bởi dân làng , người ta gõ mõ theo lối nào đó để báo hiệu giờ giấc buổi ban đêm và từng giờ từng khắc cho tới giờ sáng.

Tiếng mõ vào ban đêm cùng với nhịp gõ hối hả từng chút một rồi giảm dần cường độ, khá xa lạ với người dân Âu châu, tạo cho người ta một cảm giác lo âu. Nó góp phần vào việc đem lại một thanh âm thực sự Bắc kỳ mà không một người dân An nam nào có thể quên được trong văn thơ.


Một điệu hát về vẻ đẹp quê hương đất nước như sau:

Il est nuit, nuit profonde,
L'étoile du nord brille au ciel,
La brume couvre le fond des rizières;
Les bosquets de bambous s'agitent;
Ils sont remplis du cri des cigales
Les veilleurs de nuit frappent sur le mo
Les bonzes font résonner les cloches des pagodes,
On entend les paysans se réjouir,
On chante dans toutes les chaumières
C'est la paix.
(Les chant et les traditions populaires des Annamites, op.cit.)

Tạm dịch:

Đêm, đêm đã xuống sâu,
Ngôi sao phương Bắc đang rực sáng trên bầu trời,
Sương khuya phủ kín những mặt sông,
Bụi tre đang đung đưa la đà,
Tiếng cót két như loài ve sầu
Lính tuần đêm thì gõ mõ
Thầy chùa điểm chuông
Ta nghe thấy tiếng dân lành reo vui
Người ta hát mừng trong những vách nhà gianh,
An bình là đây.

Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 143.

Khánh đá (Le tympan de pièrre) ;

Khánh là những vật dụng đáng lưu tâm mà mỗi chùa lớn đều có một cái. Nó được làm từ một phiến đá xanh theo hình lưỡi liềm được trang trí với phần giữa lồi lên có một lỗ nhỏ trên đầu để làm nơi treo móc.



Khánh có âm khá vang, người ta thường gõ khánh bằng một chiếc búa gỗ vào điểm phình ra được làm nằm ở vị trí giữa khánh.

Khánh đá có nguồn gốc từ Trung hoa; tuy nhiên hình dáng của nó đã hoàn toàn bị biến đổi. Những bức vẽ về khánh tìm thấy trong các cuốn cổ thư của Trung hoa theo dạng hình ke góc vuông. Nó là một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người. Người ta treo trúng thành hàng nhiều ít vào một cái khung gỗ và gõ bằng một cái búa nhỏ tạo nhịp điệu.

"Khi ta gõ vào khánh đá, vua Thuấn nói, muông thú phủ phục quanh ta và hoan hỉ vui mừng."

Việc sử dụng đá để tạo âm sắc như một thanh cụ báo hiệu hẳn nhiên đã được dùng từ trước thời kỳ đồ đồng của nhân loại. Không có gì là kỳ lạ khi việc này vẫn còn tồn tại ở nhiều tộc người có đời sống khép kín với văn minh nhân loại mà duy trì nếp sống nguyên thủy từ 40 thế kỷ trước với cơ cấu tổ chức và ngôn ngữ không hề thay đổi.

Nhiều chùa dùng khánh đồng thay cho khánh đá.

Cũng như chuông, khánh được tín hữu cung tiến cho các chùa; trên khánh được khắc dương văn hoặc âm văn kể về hoàn cảnh xuất xứ, đôi khi là cả trọng lượng, giá trị và tên của những người cung tiến.

Sau đây là đoạn dịch văn tự được khắc trên chiếc khánh đồng lớn thuộc về đền Quán Thánh, Hà Nội.

Chùa Trấn Vũ (ND - La pagode de Tran Vu hay còn gọi là Grand Bouddha de Hanoi, đền Quán Thánh) có một chuông chùa và một trống cái, nhưng vẫn chưa có khánh. Một người dân làng Đông du huyện Gia lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh  tên là Nguyễn Huy Bình đã kêu gọi quyên góp tiền bạc cần thiết để đúc một chiếc khánh cung tiến treo trong chùa này.

Những người đã cung tiến gồm:

Lê Văn Ngữ; tổng đốc;
Đỗ Xuân Can (Cẩn?);
Trần Xe Huyen (?);
Lê Văn Phả;
Nguyễn Văn Ngôn;
Lê Từ Hiếu.

Tên những người cũng tiến này được thảo và khắc lên khánh. Khánh làm liên tưởng tới hình awnhr của mặt trăng, của đồi núi; cùng với chuông và trống để tạo thành những vật dụng dùng để báo hiệu, kêu gọi.

Nghe thanh âm trong trẻo từ những chiếc khánh cũng làm tâm trạng đang sầu thảm trở nên tươi vui, kẻ u tối được soi đường mở lối.

Ở An nam, có một vật dụng dùng trang trí với hình dạng như chiếc khánh được gọi là kim khánh (khánh vàng). Kim khánh không giống như huân chương hiệp sỹ ở Âu châu, nó là một đồ trang sức mang tính danh dự mà nhà vua ban thưởng cho đại thân và các sỹ quan, quan chức ngoại bang đang phục vụ cho An nam xứng đáng được ban thưởng. Nó đi kèm với thánh chỉ của nhà vua có kèm phê chuẩn cùng ấn triện của vua hoặc qua tể tướng, hoặc là của nhà cầm quyền.



Thẻ vàng làm kim khánh có kích thước không cố định, tùy thuộc vào phẩm tước và mức độ quan trọng, nhưng không quá 1 cen-ti-mét; ở phía dưới có treo một chùm kết tua bằng lụa đỏ, xanh, vàng. Kim khánh được buộc treo bằng một sợi lụa màu đỏ. Trên mặt khánh có dòng chữ hán viết nằm ngang, xung quanh được trang trí hoa văn. (1)


(1) Kim khánh được làm bằng vàng, được vua ban cho các tướng lĩnh, quan lại phẩm lớn vì những đóng góp đối với triều đại và quốc gia. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, chỉ những thành viên trong hoàng tộc và quan lại có điện hàm đại học sỹ (Tứ trụ) mới được ban thưởng kim khánh. Vua Tự Đức đã thay đổi điều đó vào năm 1873, kim khánh được thưởng cho cả các quan chức cấp cao người Pháp ở Đông dương. Từ triều Hàm Nghi trở về trước Từ triều Hàm Nghi (1884 – 1885) trở về trước, kim khánh chỉ có 2 hạng: đại hạng kim khánh (kim khánh hạng lớn) và kim khánh (kim khánh hạng thường), đều làm bằng vàng 8,5 tuổi nhưng khác nhau về kích thước, trọng lượng và hoa văn trang trí. Sang triều Đồng Khánh (1885 – 1889), kim khánh được phân thành 4 hạng: đại (hạng lớn), trung (hạng vừa), thứ (hạng dưới trung bình) và tiểu (hạng nhỏ). Đến năm 1900, vua Thành Thái (1889 – 1907) quy định kim khánh chỉ có 3 hạng, đều khắc dòng chữ Hán Thành Thái sắc tứ ở mặt trước, nhưng mặt sau thì phân biệt bởi các dòng chữ Hán: Báo nghĩa thù huân (hạng nhất), Gia thiện sinh năng (hạng hai) và Lao năng khả tưởng (hạng ba). Mỗi kim khánh đều có một chùm tua kết bằng các hạt ngọc trai, mã não và cườm nhiều màu nhập từ Ấn Độ. Đặc biệt, kim khánh của triều Khải Định (1916 – 1925) thường có các chữ Hán Khải Định ân tứ hoặc Ân tứ khắc chìm và được khảm ngọc trai trong lòng chữ. Những kim khánh này được đựng trong những chiếc hộp bằng bạc, chính giữa khắc 4 chữ Hán Khải Định niên tạo và có chữ ký nghệ nhân chế tác kim khánh khắc ở phía dưới. Riêng những kim khánh vua ban cho phái nữ thì các hoa văn hình rồng được thay thế bằng hình chim phụng.

Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 138.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Chuông (La cloche) ;

Chuông An nam miệng ít loe, nó gần như là hình trụ; đỉnh chuông tròn và loe ra một chút ở dưới đáy. Phía đỉnh chuông có hai con rồng bằng đồng cuộn vào nhau tạo thành một vòng cong để lấy chỗ treo chuông.

Hình dáng chuông là duy nhất, được làm với nhiều kích thước khác nhau từ những chiếc chuông nhỏ cỡ một nắm tay cho tới hai hay ba mét chiều cao. Không có điểm cố định để gõ chuông, người ta đánh chuông bằng dùi gỗ vào những điểm gò nhô lên khỏi mặt chuông nằm ở phía gần miệng chuông.

Chuông chùa được khắc văn tự lên trên gồm trọng lượng chùa, tên chùa nơi chuông được treo, các chi tiết nguồn gốc xuất xứ, ngày và tên người cung tiến.

Khuôn đúc chuông được làm từ đất trộn với vỏ chấu. Đầu tiên người ta đắp khuôn phía bên trong bằng cách phủ lên một khung trụ đan bằng tre một lớp đất trộn vỏ chấu với hình dạng thể hiện một cách chính xác hình dáng phía bên trong của chuông. Khi mà phần cốt này khô hoàn toàn, ta phủ bên ngoài một lớp đất sét mịn lấy từ sông Hồng được trộn với đất sét và tro bếp, tất cả được nhào trộn thật kỹ; đôi khi được thêm vào giấy dó. Từ phần cốt này một chiều dày tương ứng với độ dày của chuông, trên đấy đắp dương các ký tự, họa tiết mà người ta muốn có trên chuông sau khi đúc xong. Khi mà phần này khô hoàn toàn có độ co đồng đều, người ta bao đất xung quanh nó để tạo khuôn phía bên ngoài.

Khuôn này thường được tách làm hai phần; khi việc tạo khuôn hoàn tất, nó sẽ được để cho khô trong nhiều ngày trời rồi sau đó, phần ma két phía bên trong được lấy ra để nung nóng từng phần của khuôn cốt để làm nóng chúng một chút trước khi rót kim loại vào. Việc chế tạo rất thô sơ nhưng chưa luôn ra được một sản phẩm tinh tế.

Để làm chuông, người ta cho bảy phần đồng vàng và ba phần thiếc. Thói quen cho một phần nhỏ vàng bạc vào để đúc chuông cốt là để tạo cho chuông có thanh âm sắc hơn. Một trong những chiếc chuông lớn nhất quan sát được ở xứ Bắc kỳ là chuông chùa Sinh Từ nằm gần cửa Sơn Tây, Hà Nội với chiều cao 2 mét.

Trong chùa Hoàng Ân nằm ở làng Quảng Bá, gần Hồ Tây, Hà Nội, có một chiếc chuông đáng chú ý được đúc với hình phật xung quanh thân chuông được đúc đồng thời với chuông. Chùa này được xây bởi con gái vua Lê Thần Tông năm 1628.

Cũng có loại chuông được làm bằng sắt hoặc một loại hợp kim có sắt là thành phần chính, được bắt gặp trong một vài tu viện cổ  để phục vụ cho việc hóa mã.


Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 135.

Long đình (Le temple du Dragon) ;

Long đình mà một cái bàn thờ di động, có mái làm theo mái đình người hoa đôi khi treo các chuông, khánh. Long đình được dùng để dâng lễ tỏ lòng thành cùng với xớ viết trong các đoàn rước tới đền, chùa. Nó được khiêng trên vai.

Khi mà các tín đồ muốn vinh danh vị thần nào đó hay muốn cầu xin ngài ân huệ, họ sẽ sắp lên một cái long đình một đỉnh hương, hai ngọn đèn, một bát hương, hoa quả, vàng mã và một cái tráp nhỏ có chứa sớ được viết chữ trên giấy đỏ. Hai hay bốn phu khiêng long đình , đi phía trước có một người mang cồng/khánh cứ chục bước lại gõ một nhịp, các tín hữu phục lễ đi phía sau, thường là áo the màu lam có họa tiết lớn, đầu đội mão, chân đi hài nhung hoặc giấy sơn son có đế giày lớn màu trăng.


Long đình, cũng như kiệu, được đặt trong hậu điện để làm nơi cất giữ các pho tượng thờ quý giá tạc các nhân vật lịch sử như là tượng vua Lý Thánh Tông ở chùa Láng nằm gần Cầu Giấy, Hà Nội hay tượng Đinh Tiên Hoàng ở chùa Trường Yên, nằm gần sông phủ Nho Quan. Bởi vậy, nó được trạm trổ đục đẽo và sơn son thiếp vàng đặc biệt cầu kỳ; đặt lên trên một khối gạch xây đôi khi rất cao, được chướng rủ màn che bởi hai ba lớp lụa màu vàng hay đỏ.

Cũng có dạng Long đình có cửa xung quanh nhưng luôn đóng chặt; nó không phải để khiêng đi trong các lễ mà luôn tọa ở trong đền, chùa; bên trong đặt thần chủ. Phần lớn dạng này, chúng ta bắt gặp trong các ngôi đền đạo giáo, trong đình thờ thần hoàng làng hay đền thờ Khổng tử.


Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 133.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Ngựa, Voi ( Chevaux et Éléphant);

Trong các ngôi đền, miếu thờ thần linh hay thần hoàng, chúng ta luôn thấy xuất hiện các tượng con ngựa hay con voi.

Ngựa, đi theo cặp,  đôi khi có độ lớn như ngựa thật, được làm bằng gỗ đặt trên một cái bệ nhỏ có bánh xe. Nó được đeo bộ cương cùng các họa tiết trang trí bằng giấy sơn và thiếp vàng hoặc bằng vải thêu họa tiết phụ thuộc vào điều kiện của đình, đền.

Người ta bày bố ngựa trong khuôn viên của đình, đền, ở mỗi bên cửa ra vào. Chúng được rước phía trước kiệu thần trong đoàn rước vào mỗi dịp lễ.

Ngựa bản thân không phải là mục tiêu cho bất kỳ hình thức thờ phượng nào trong đình, đền. Đó là một điều khá dung tục cho sự xuất hiện chúng ở nơi thờ phượng như sau: con người thờ thần linh và cao hơn cả là Ngọc hoàng, họ muốn cung tiến một vật phẩm xứng đáng và có thể giúp ngài di chuyển trong những chuyến đi dài nhằm được ban chút ân huệ. Và ngựa như một loài có phẩm chất xứng đáng với việc đó.







Trong một ngôi đền dày truyền thống lịch sử nằm ở Đình Bảng, Phủ Từ Sơn, để tưởng nhớ các vua nhà Lý mà lăng mộ của các ngài nằm ở khu rừng bên cạnh, người ta đã dựng một bầy ngựa trong đó mỗi vị vua được tượng trưng bởi  một con ngựa bằng gỗ có trang trí yên giáp kỹ lưỡng, được một người chiến binh bằng gỗ sơn thiếp nắm dây cương, tất cả đều làm theo kích thước người thực. Các kiệu thắng trận của vua được để ở khu vực khác.

Các vị bồ tát tôn kính với loài ngựa trắng để tưởng nhớ về việc những thầy chùa người Trung quốc dưới triều vua Hiao Minh Ti đi lấy kinh ở bên Ấn độ, quay trở về với nhiều cuốn kinh Phật trên lưng một con ngựa trắng.

Vào thời đó, người ta đã xây dựng vô số kể ở trên đất Trung hoa những thiền viện lấy tên là Thiền viện Bạch mã (Monastères du Cheval Blanc). Vào thế kỷ thứ IX, khi mà nước Nam vẫn còn bị phương Bắc đô họ, hoàng đế Trung hoa bị choáng ngợp trước số lượng những tu viện tồn tại dưới triều đại của mình đã yêu cầu lập biểu thống kê. Số liệu được ghi trong sách sử nhà Đường có 4,660 ngôi đền và thiền viện hoạt động chính thức và 40,000 cơ sở khác hoạt động tự phát.

Số lượng tăng ni Phật tử là 260,500 và 150,000 người làm việc trong các tăng viện.

Ở Hà Nội có ngôi đền Bạch Mã nằm trên phố Mã mây. Đây là một trong những ngôi đền cổ nhất của thành phố. Nó được xây dựng bởi người An nam để tưởng nhớ tướng người tàu tên Cao Biền với tiếng thơm về tài và đức của ông ở xứ này.

Cao Biền được đặt biệt danh là Bạch Mã Vương bởi theo huyền sử kể lại, giữa một đồng lúa nọ có một con ngựa trắng xuất hiện một cách thần tiên và chỉ cho ông rõ về địa đồ hào lũy để đắp thành ngoài của Hà Nội, thứ mà ngày nay vẫn còn tồn tại với tên Thành Đại La.

Đền Bạch mã đầu tiên được dựng ở làng Long Đỗ; sau đó được di dời đến địa điểm như hiện nay khi mà triều Lý lên ngôi và dời đô về Thăng Long năm 1010 xây dựng thành Đại la trên vị trí là làng Long Đỗ.

Voi là một biểu tượng của quyền lực tối cao ở Bắc kỳ. Nó được thể hiện nhiều ở trên những bức phù điêu hay các bức trạm nổi phía bên ngoài đền thờ vua hoặc các vị chức sắc thuộc dòng dõi hoàng gia. Voi luôn có mặt ở mỗi bên và phía bên ngoài của hàng hiên chính lối vào đền.

Trong khuôn viên chùa, voi thường thấy được tạc bằng đá hoặc bằng gạch đá đắp nổi; một vài ngôi chùa có tượng voi bằng gỗ được đặt lên trên những bánh xe, cùng với tượng ngựa, được kéo đi trong các đám rước với lọng che đi cùng.

Không xa con đường cái quan, trong những khu vườn ở ngoại ô Hà Nội có một ngôi chùa tên là chùa Hai bà được dựng nên để tưởng nhớ về Hai bà Trưng, người nữ anh hùng dân tộc cầm vũ khí mộ binh đứng lên đánh đuổi quân phương bắc vào thế kỷ I.

Hai người nữ anh hùng này là chị em gái, thua trong một trận đánh lớn, đã gieo mình theo dòng sông Đáy ( Hát giang) trên địa phận Sơn tây để tự tuẫn, nước Nam một lần nữa bị đặt dưới ách thống trị của quân phương Bắc. Hai bà cưỡi voi đánh giặc. Bởi thế, trong ngôi đền thờ hai bà ở Hà Nội, có tượng hai con voi nằm ở thế phòng thủ tự nhiên như hai con voi đã từng cùng hai bà Trưng tham gia đánh giặc.

Voi và ngựa làm bằng giấy được đốt cùng với áo, mão, hài, thuyền, vật dụng, nán vàng, nén bạc cho người đã mất để cầu xin ân ban. Chúng luôn được làm bằng giấy, được tin là cần thiết và hữu dụng đối với người đã mất, với thần thánh và thậm chí với cả quỷ dữ.                            
Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 127./

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Kiệu (Le char de l'esprit);

Kiệu là trung tâm của đoàn rước, vừa có hình dáng của một chiếc kiệu, vừa có dáng vóc của một ngôi chùa nhỏ. Để làm kiệu cần kỹ thuật tài tình, tinh tế và nhiều kinh nghiệm trong việc trạm trổ, đục đẽo tạo thành những vành đăng-ten bởi các hình khối trạm trổ sơn son thiếp vàng. Hiện này mo-tif của kiệu đều theo kiểu giống nhau là những con rồng uốn lượn giữa những đám mây.

Kiệu được gác lên hai đòn cáng có bốn đầu gác lên hai thanh đòn ngang khác. Tùy theo việc kiệu lớn nhỏ tạo sự khác biệt về trọng lượng kiệu mà người ta sẽ thêm vào hai thanh đòn ngang này những cách bài trí để có thể vác trên vai bởi bốn, tám hay 16 người đàn ông. (1)

Rất ít khi có người ngồi ở trên kiệu, thông thường trên kiệu sẽ đặt mộc chủ hoặc là một hình nhân khoác lụa, nhiễu, đội mội mão, chân đi hài. Trong các đoàn rước, các bà các cô đi phía trước kiệu thần, đôi khi đi phía sau; nối tiếp sau đó là cánh đàn ông.

Nếu kiệu thần dùng để rước một vị thần là nữ giới, kiệu sẽ được khiêng bởi nữ mặc y phục áo lễ màu đỏ, đầu đội khăn the xanh. Trang phục, đồ lễ,... không phải lúc nào cũng giống nhau trong các đám rước mà có sự khác biệt lớn theo mô-tif, mục đích, tầm quan trọng của đám rước và đặc biệt là sự bảo trợ của các nhà hảo tâm.

Ta chú ý tới các bước di chuyển kỳ quái của người khiêng kiệu trong đám rước. Họ bước đi theo lối nhằm làm cho người xem tin rằng con đường rước kiệu qua có nhiều những vong hồn xấu muốn cản bước chân của họ. Thế nên, lúc thì thình lình bước lên rồi xoay rồi lùi lại, lúc thì uốn cong người như thể là sắp ngã, tưởng như bị bẻ gập bởi sức nặng mà họ khiêng trên vai. Người ta cũng đánh cồng theo đoàn rước để xua đuổi vong hồn đồng thời đốt rất nhiều hương.

(1) Phổ biến nhất là kiệu bốn hoặc tám người khiêng. Khi là bốn người khiêng, ta gọi đó là kiệu song hàng. Khi là tám người khiêng, ta gọi kiệu bát cống.

Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 124./

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Rồng/Long (Le dragon),

Lịch sử thiên nhiên Trung hoa (Peun ts'ao Kangmou), cuốn sách viết trên góc nhìn y học, xếp trong nhóm cùng dưới tên gọi chung là Rồng gồm có 5 chủng loài bò sát lớn; xương cốt của chúng còn nằm rải rác rất nhiều trên lãnh thổ Trung hoa. Tuy nhiên, những xương cốt này lại thuộc về loài cá sấu châu Mỹ vốn đã tuyệt chủng ở châu lục này từ lâu. Khi lui về thời cổ đại để xem xét loài vật này trong tín ngưỡng niềm tin của người Trung hoa và hơn hết là những huyền thoại, truyền thuyết mà trong đó loài rồng là nhân vật trọng yếu của nhiều tộc người cổ đại khác, như là người Indou, người Ai cập, người Ba tư và người Do thái,  nó gợi cho chúng ta liên tưởng về một loài thằn lằn lớn tiến hóa theo thời gian kiến tạo địa chất.

Theo thần thoại phật giáo, trong muôn loài thì rồng đứng trên tất cả, thậm chỉ là loài người. Nó được trao cho công lý, lẽ phải. Vua của loài rồng, Long Vương,  được gọi là Hộ pháp của Đức phật (protecteurs de la loi de Bouddha). 

'Dưới đáy biển có 177 vị Long vương trong đó quyền lực nhất là vị số 19. Người hoa gọi vị Long Vương số 19 là So Kie Lo, phiên âm của từ tiếng Phạn Sagara. Đây chính là người rải mây ra bầu trời.

'Rồng có thể được sinh ra theo bốn cách: từ một quả trứng, từ tử cung, bởi độ ẩm hay do biến hóa từ một cây cổ thụ mà người ta gọi là Tcha Che Ma Li trong tiếng Hoa.  Loài rồng có thể tự biến hóa tùy thích, trừ 5 dịp sau: khi sinh, khi chết, khi đang đùa giỡn, khi tức giận và khi buồn ngủ.

'Rồng là đích nhắm của ba dòng khí: ngọn lửa đang cháy và cát nóng làm chúng khó chịu; những cơn bão như muốn lột da chúng, sự phàm ăn của Garouda xuất hiện nởi ở của rồng và ăn thịt những con rồng con.'

Theo biên niên sử Trung quốc, trong hệ thống hành chính được thiết lập ở Trung quốc 3,468 năm về trước, các quan đứng đầu được gọi là những con rồng. Người phụ trách việc dạy văn chương được gọi là Phi long (dragon volant). Người phụ trách việc biên soạn lịch được gọi là Long ẩn (dragon qui se cache). Người phụ trách các hạng mục xây dựng gọi là Rồng bất biến (?)(dragon immuable). Rồng bảo hộ/ Hộ Long (dragon protecteur)  hỗ trợ cho các vấn đề liên quan thiên tai (misère public). Địa long (dragon terrestre) phụ trách bảo vệ biên cương. Thủy long (dragon des eaux) thì thiết lập hệ thống đê hiều dẫn và thoát nước mùa lụt để cho ruộng vườn sinh trưởng.

Truyền thuyết kể rằng, Phụ Hi có mình rồng và đầu của một con bò. Ông trở thành nhà hiền triết cũng như người cai trị đầu tiên của người hoa. Ông đã sáng tạo ra chữ viết, nhạc cụ, vòng lục thập hoa giáp (cycle de 60 ans) mà ngày nay người An nam lẫn người Hoa còn sử dụng để tính thời gian, cái cày/ bừa. Ông cũng dạy cách tạo muối từ nước biển, viết binh thư, và sách y khoa chữa bệnh,...

Người An nam nói rằng rồng không có tai mà chúng nghe bằng cặp sừng. Họ tin rằng loài rùa quoa ngàn năm sinh sống, có thể biến đổi thành rồng.

Ở Âu châu, rồng là hiện thân của xấu xa, của quái vật. Điều đó hoàn toàn trái ngược với sự tôn kính, sự súng bái ở nơi đây. Người ta nói: "Diện kiến long nhan" (Contempler la face du dragon) để ám chỉ việc gặp vua.

Một số loài cá cũng có thể hóa rồng, hay nói chính xác hơn, rồng thường có dạng nguyên thủy từ loài cá. Để được như vậy, các đám mây phải xà xuống sát mặt nước nơi con cá đang bơi.

..........................................
Si vous reconnaissez en vous quelque valeur
N'ayez nulle impatience, votre tour viendre vite,
Apportant la nobless, et la gloire et les biens.
Le dragon, le posson, ont la même origine,
Mais combien pour chacun la destinée diffère!
Le poisson ne peut vivre hors de son élément,
Mais qu'un légér nuage s'abaisse vers le sol
Et l'on voit le dragon s'élancer dans les airs! (1)
(Chanson annamite) (2)

Dịch nôm:

Nếu bạn biết bạn có tài,
Chớ nóng vội, vận bạn sẽ tới thật nhanh,
Mang theo phú quý, vinh hoa và lộc lá.
Loài rồng, loài cá có chung một gốc
Nhưng số phần cách biệt ra sao cho mỗi loài
Cá chẳng thể sống trên cạn
Nhưng chỉ một đám mây nhẹ xà xuống đất thôi
Rồi xem thấy con rồng uốn lượn trên không trung!

Rồng là biểu tượng của quyền lực và sự quý tộc. Người ta thêu hình rồng lên áo của quan lại phẩm cao cũng như người Pháp thêy hình hoa ly cùng con ong lên áo khoác của vua vậy.

Trong một số ngôi chùa hoàng gia, người ta cũng thể hiện những con rồng với bàn tay con người với những ngón tay quá khổ.
Có hai dạng rồng được sử dụng trang trí mang tính biểu trưng: Mãng và Long.

Mãng là một con rắn lớn sống trên cạn. Long là loài thủy sinh hoặc lưỡng cư. Long bào (tunique à dragons) để nói đến áo vua.

Hoàng đế luôn mặc trang phục được thêu rồng có năm vuốt. Con trai của vua và năm vị hoàng thân đứng đầu được mặc áo phục có thêu Mãng và Long. Đồ án được sắp xếp như sau: trước ngực thêu một con rồng, một con rồng khác ở phía sau lưng, hai con rồng hai bên vai, mãng phủ đầy vạt dưới cả hai phía trước và sau áo, tuy nhiên những con rồng này chỉ có bốn vuốt.

Ở Trung quốc, đôi khi hoàng đế trao thưởng như một lễ phẩm cao quý cho quan lại hoặc người có công trạng lớn trong nước quyền được mặc áo có thêu hình rồng. Những chiếc áo choàng này có màu vàng.

Trước năm 1293 khi vua Trần Anh Tông lên ngôi, các vua nước Nam đều xăm hình con rồng lên đùi (3) . Vị hoàng tử trẻ tuổi Anh Tông không thích phong tục này. Khi mà vua cha muốn Anh Tông tuân theo phong tục này, ông đã tìm cách trốn tránh. Sau này khi kế nghiệp lên ngôi vua, Anh Tông đã loại bỏ tục này một cách thành công.

Người An nam, thể hiện hình ảnh loài rồng để trang trí trên nhiều vật dụng trang trí khác nhau, đều tuân theo một nguyên tắc là loài rồng là vua của mây trời, là người tạo mưa. Vì vậy, thể hiện hình ảnh loài rồng ở mọi nơi là bắt buộc đề cầu mưa xuống. "Mưa đi theo rồng" , người Hoa thường nói như vậy nên vào mùa khô, họ đi nối nhau trên đường phố theo hình con rồng. Vào thời Khổng tử, vua nước Chu đã sơn vẽ rồng lên tường của tất cả các bức tường nhà, lên bát đĩa, chai lọ và nhờ vậy, Vương Trung nói rằng, mưa không bao giờ vắng mặt ở lãnh thổ nước này. Không chỉ được xem như là nhân tổ không thể thiếu để tạo mưa, rồng còn là biểu tượng của sự tươi tốt và màu mỡ của đất đai. Nó làm dịu bớt cái nóng nực mùa hè miền nhiệt đới và dự báo bệnh dịch.

Vào năm 1886, trong biểu kiến nghị của tướng Varnet, thống sứ Bắc Kỳ, triều đình Huế đã thông qua về Đại Nam Long tinh ( Ordre du Dragon) (4) với trích phần nội dung được dịch Nôm như sau: (5 - Văn bản đầy đủ tiếng Pháp được chép lại ở dưới - ND)


Phần I.
Điều 1. - Đại Nam Long tinh được lập ra để thưởng cho người có thành tích về mặt dân sinh hoặc quân sự.
Điều 2. - Hoàng Đế là bậc tối thượng và chủ nhân của long tinh này.
Điều 3. - Những người được trao thưởng Đại Nam Long tinh được chia thành năm bậc:
Hiệp sỹ;
Sỹ quan; 
Chỉ huy;
Đại sỹ quan; (?)
Tổng chỉ huy;(6)
Điều 4. - Đại Nam Long tinh được trang trí thể hiện dưới dạng một ngôi sao 8 cánh bằng kim loại, có các nón nhọn trên cánh; một con rồng bằng kim loại, được khảm men màu lục, có vuốt túm lấy vương miện theo kiểu châu Âu.
Phần chính của long tinh hình ô-van có nền khảm men màu lam và khắc nổi bằng vàng bốn chữ Đồng Khánh Hoàng Đế theo lối chữ triện cùng bốn mặt trời xung quanh đang tỏa sáng.
Đường vành của hình ô-van được khảm men đỏ bọc vàng.
Điều 5. -  Kim loại được sử dụng là bạc dành cho hiệp sỹ, là vàng cho  sỹ quan, chỉ huy, đại sỹ quan, tổng chỉ huy.
Đường kính 40mm cho hiệp sỹ và sỹ quan; 60mm cho chỉ huy.
Điều 6. - Long tinh dành cho quan văn lẫn quan võ đều giống nhau.
Điều 7. - Ru-băng được gắn vào Long tinh là màu xanh ánh bạc có viền màu cam cho quan văn. Màu trắng ánh bạc có viền màu cam cho quan võ.
Ru-băng bề ngang 38mm, viền bo màu cam rộng 7mm phải trái mỗi bề.

Phần II.
Điều 8. - Hiệp sỹ đeo Long tinh lên ngực trái bởi sợi ruy-băng, không có bông hoa hồng nhỏ.
Sỹ quan đeo tương tự, nhưng có một bông hoa hồng nhỏ.
Chỉ huy đeo trên cổ như dây chuyền bởi một sợi ru-băng tương tự nhưng bề ngang lớn hơn ru-băng của hiệp sỹ và quan chức.
Đại sỹ quan đeo bên ngực phải một huân chương ngôi sao tám cánh bằng bạc được trạm đá quý, đường kính 90mm. Phần trung tâm cũng được trang trí bằng bạc trạm đá quý.
Tổng chỉ huy đeo đai ruy-băng chéo kéo từ vai phải xuống, ruy-băng bản lớn màu lục ánh bạc viền màu cam cho quan văn và màu trắng ánh bạc viền màu cam cho quan võ; ở cuối của ruy-băng được treo một huân chương giống như cái dành cho sỹ quan nhưng với đường kính 70mm. Hơn nữa, tổng chỉ huy còn đeo bên ngực trái một Long tinh giống cái của đại sỹ quan.
Hoàng đế là người duy nhất có quyền được đeo Long tinh dành cho hiệp sỹ đồng thời Long tinh dành cho tổng chỉ huy theo ý thích.

Phần III.
Điều 9. - Đại Nam Long tinh được trao thưởng bởi Hoàng đế.
Các bộ trưởng đề xuất danh sách ứng cử trao thưởng.
Điều 10. -  Giấy chứng nhận có con dấu của Hoàng đế cùng với chữ ký xác nhận của Thượng thư bộ lễ sẽ được trao kèm cho người nhận được Đại Nam Long tinh.
Điều 11. - Thượng thư bộ lễ có trách nhiệm phụ trách về các đề xuất cũng như soạn giấy chứng nhận.
Bộ lễ cũng phụ trách kiểm soát Đại Nam Long tinh viện.

Soạn ở Hoàng thành Huế, ngày 9 tháng 2 năm thiên nguyên Đồng Khánh (14 tháng ba 1886).

Đối với người An nam, các từ Hiệp sỹ, Sỹ quan, Chỉ huy,... không có ý nghĩa gì nhiều mà thay vào đó là Đệ nhất hạng, Đệ nhị hạng, Đệ tam hạng,... trong đó Đệ nhất hạng tương ứng với Tổng chỉ Huy; kèm theo đó là phẩm văn hay võ, như sau:

Cho quan văn:
Đệ nhất hạng: Khôi kỳ tinh long (Perfection imcomparable).
Đệ nhị hạng: Chương hiền long tinh (Sagesse éclatante).
Đệ tam hạng: Biểu đức long tinh (Vertu manifeste).
Đệ tứ hạng: Minh nghĩa long tinh (Inlégrité brillante).
Đệ ngũ hạng: Gia thiện long tinh (Bonté digne de récompense).

Cho quan võ:
Đệ nhất hạng: Trác dị long tinh (Mérite suprême).
Đệ nhị hạng: Thù huân long tinh (Patriotisme digne de récompense).
Đệ tam hạng: Tinh năng long tinh (Puissance manifeste).
Đệ tứ hạng: Tưởng trung long tinh (Fidélité d'encouragement).
Đệ ngũ hạng: Khuyến công long tinh (Mérite digne de récompense).



(1) G.Dumoutier, Sách Les chants et les traditions populaires chez les Annamites. NXB Leroux, Paris, 1890.

(2) Lời bài hát tiếng Việt, do không tìm được bản gốc tiếng Việt nên mình để nguyên theo sách và có dịch nghĩa chay.

(3) Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có viết khá rõ về nguồn gốc của các hình xăm ở nước Nam như sau: người giao Chỉ, sống ở vùng đồng bằng và các cửa sông, thường xuyên bị tấn côn bởi loài rắn, cá sấu cùng một số loài thủy quái khác; họ than phiền với vua, người vốn mang trong mình dòng máu loài rồng; vua kêu người dân tự xăm lên thân mình hình ảnh con rồng và từ đó dân sinh sống yên ổn dù đánh bắt ở vùng nước ngọt hay nước mặn.

(4) ND - Đại Nam Long tinh (大南龍星), hay Nam Việt Long bội tinh, còn được gọi theo tiếng Pháp: L'Ordre du Dragon d'Annam hay L'Ordre du Dragon Vert) là một cơ chế phong thường cho triều thần nhà Nguyễn và người Pháp tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Đây là một sự chắp ghép thể thức phong thưởng Bắc đẩu bội tinh của Pháp với điển lệ Hoàng triều nhà Nguyễn do chính phủ bải hộ đề ra dưới triều vua Đồng Khánh. Các cá nhân được phong thưởng hợp thành Đại Nam Long tinh viện (ch Nho: 大南龍星院) tương tự như Légion d'honneur của Pháp.


Theo điển lệ nhà Nguyễn, các quan lại có công, được triều đình ban thưởng kim khánh hoặc kim tiền để ghi nhận. Sau khi tước bỏ chủ quyền của triều đình Đại Nam bằng Hòa ước Giáp Thân (1884), Bộ trưởng Hải quân Pháp Alexandre Peyron và Đặc sứ Pháp Jules Patenôtre đã thiết kế ra một loại huân chương dành tặng thưởng cho các viên chức có công với thuộc địa mới. Loại huân chương này được gọi là "ordre impérial du Dragon d'Annam", phỏng theo cơ chế của Bắc đẩu bội tinh. Tuy nhiên, mãi sau khi đưa vua Đồng Khánh lên ngôi, chính quyền bảo hộ Bắc và Trung kỳ mới chính thức đặt ra cơ chế bội tinh này ngày 14 tháng 3 năm 1886, với lý do để đánh dấu sự hợp tác giữa triều đình Huế và nước Pháp, hay đúng ra sự can thiệp trực tiếp của chính phủ Bảo hộ vào nội bộ triều chính nhà Nguyễn. Theo mốc thời gian thì cơ chế bội tinh này khai sinh 6 tháng sau khi vua Đồng Khánh được tấn phong hoàng đế dưới sự giám sát của người Pháp. Triều đình Huế sau đó buộc phải chuẩn định cơ chế bội tinh này với vài sửa đổi nhỏ. Về danh nghĩa, bội tinh do toàn quyền Hoàng đế ban cấp.

Mười năm sau, Đại Nam Long tinh được chính phủ Pháp thâu nạp là một trong bảy loại huân chương của thuộc địa. Vì vậy, Đại Nam Long tinh còn được trao tặng cho các quan viên nước ngoài theo đề nghị của chính phủ bảo hộ. Giấy khâm cấp cũng được bổ sung thêm phần tiếng Pháp bên cạnh phần chữ Hán.

Hệ thống cấp bậc của Đại Nam Long tinh mô phỏng theo Bắc đẩu bội tinh của Pháp với 5 cấp bậc, nhưng phân làm 2 ban văn võ với danh xưng riêng biệt

1. Đệ nhất hạng
Khôi kỳ long tinh (văn) Trác dị long tinh (võ)
2. Đệ nhị hạng
Chương hiền long tinh (văn) Thù huân long tinh (võ)
3. Đệ tam hạng
Biểu đức long tinh (văn) Tinh năng long tinh (võ)
4. Đệ tứ hạng
Minh nghĩa long tinh (văn) Tưởng trung long tinh (võ)
5. Đệ ngũ hạng
Gia thiện long tinh (văn) Khuyến công long tinh (văn)

Phác thảo ban đầu của Đại Nam Long tinh do chính quyền bảo hộ Bắc Trung kỳ đặt ra có hình vuông, sau được triều đình Huế đổi lại thành hình bầu dục, ở diềm có tia tỏa ra hơi giống hình ngôi sao 8 cánh. Hạng 1 và 2 thì có 16 cánh. Phía trên bài sao, khắc mũ miện hoàng đế (kiểu châu Âu) trang sức hình rồng sắc xanh, có chân cắm ở trên mũ, làm chỗ đeo ngọc. Trong lòng hình bầu dục, khảm bằng men xanh và khắc nổi bốn chữ "Đồng Khánh hoàng đế" (同慶皇帝) theo lối chữ triện . Ở bốn bên, khắc nổi hình mặt trời và mây. Quanh mé ngoài hình bầu dục có khảm một đường men màu đỏ; bên mé trong, mé ngoài đường men có viền bằng 2 sợi chỉ vàng.
Trừ Long tinh hạng 5 được làm bằng bạc, các hạng 4, 3, 2, 1 đều làm bằng vàng. Các hạng 4, 5 có đường kính rộng 4 cm; từ hạng 3, đường kính là 6 cm.

Kèm theo bội tinh còn có văn bằng, gọi là giấy khâm cấp. Mẫu giấy khâm cấp, mặt trên vẽ rồng, khắc 4 chữ "Đồng Khánh hoàng đế", khắc ngang 5 chữ "Đại Nam Long tinh Viện" bằng chữ Hán; hai bên vẽ nghi trượng; mặt dưới vẽ hình bội tinh.

Theo quy định, Long tinh 2 hạng 4, 5, đeo bên ngực trái; khác nhau ở hạng 4 có hình hoa tường vi, hạng 5 không có. Hạng 3, dây đeo to hơn, đeo ở cổ, rủ xuống trước ngực. Hạng 2, đeo bài tròn rộng 9 cm, có 8 cánh bằng bạc, giữa khảm ngọc thạch hình bầu dục như hình long tinh, đeo bên ngực phải; đeo thêm 1 Long tinh hạng 4 bên ngực trái. Riêng hạng 1, đeo băng Long tinh trắng có vân, viền cam (vàng sẫm) đối với Võ ban; xanh lục có vân viền cam (vàng sẫm) đối với Văn ban. Kích thước băng đeo giữa rộng 3,3 cm, 2 bên rộng 0,7 cm. Băng đeo từ vai phải xuống nách trái. Long tinh rộng 0,7 cm, đeo chỗ 2 dây băng giáp nhau dưới cánh tay bên trái; ngực trái đeo bài tròn giống hạng 2. Sau năm 1896, băng đeo đổi thành đỏ viền vàng ban cho các quan lại thuộc Nam triều; băng xanh lục viền cam ban cho các quan viên người Pháp.

Chỉ riêng Hoàng đế được đeo Long tinh đệ nhất hạng, kèm theo 1 Long tinh đệ ngũ hạng; và được đeo tùy ý, miễn là dễ nhìn.

Khi sang nhậm chức Tổng sứ Bắc Trung kỳ (résident général de l'Annam et du Tonkin), Paul Bert được vua Đồng Khánh ban thưởng Đại Nam Long tin đệ nhất hạng. Sách Đại Nam thực lục cũng chép, vào cuối năm 1887, theo đề nghị của chính phủ bảo hộ Pháp, cấp Đại Nam Long tinh cho 191 quan viên người Pháp (hạng nhì 14 người; hạng ba 14 người; hạng tư 52 người, hạng năm 111 người) và 16 quan lại người Việt (hạng nhì: Nguyễn Hữu Độ; hạng ba: Nguyễn Trọng Hợp và Đoàn Văn Hội; hạng tư: Nguyễn Thuật, Hoàng Hữu Thường, Tôn Thất Phiên, Lê Hữu Thường, Nguyễn Chính, Lê Đĩnh, Vũ Văn Báo, Nguyễn Trần Cáp, Nguyễn Khắc Vỹ, Nguyễn Xuân Duẩn, Hồ Lệ, Hồ Đệ và Phạm Hữu Dụng). Vua Đồng Khánh thêm 3 người là Nguyễn Thân, Trương Như Cương, Tôn Thất Thế, đổi cấp 2 người Hồ Đệ và Phạm Hữu Dụng thành Đào Tiến và Ưng Quyến.


Đại Nam Long tinh Viện bị giải thể sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập và hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Năm 1950, khi ba nước Đông Dương đổi quy chế thành ba quốc gia trong Liên hiệp Pháp thì danh hiệu "huân chương thuộc địa" cũng lỗi thời. Tuy nhiên, quốc trưởng Bảo Đại vẫn tái lập Đại Nam Long tinh Viện để phong tặng cho các quan lại cũ trên danh nghĩa Hoàng đế. Nhưng chỉ 5 năm sau, năm 1955, quốc trưởng Bảo Đại bị thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất nên Đại Nam Long tinh Viện cũng ngưng hoạt động. Tuy vậy, rất nhiều cơ chế của Đại Nam Long tinh về sau được áp dụng vào Bảo quốc Huân chương. 
(nguồn: Việt Nam phong hóa)
(5)
            LE SOUVERAIN DE L'EMPIRE DU SUD, OBÉISSANT AUX ORDRES DU CIEL,

Et voulant reconnaitre les services rendus à sa Personne et à l'Empire, a décidé d'instituer un Ordre honorifique avec insignes, destinés à témoigner publiquement de la distinction dont sont l'objet les personnes auxquelles l'ordre a été conféré.


Sur la proposition du Conseil secret de l'Empire.

SA MAJESTÉ DÉCRÈTE:

Titre I er.

Article premier. - L'Ordre Impérial du Dragon de l'Annam est institué pour récompenser les services civils et militaires
Art.2. - Sa Majesté L'Empereur est chef souverain et grand-maitre de l'Ordre.
Art.3. - Les membres de l'Ordre sont divisés en cinq classes:
Chevaliers;
Officiers;
Commandeurs;
Grands-Officiers;
Grands-Croix.
Art.4. - La décoration du Dragon de l'Annam est une étoile en métal à huit branches avec pyramide du même métal en relief, surmontée d'une couronne impériale en métal; un dragon en métal, émaillé vert, prend le couronne en forrmant anneau.
Au centre, un médaillon ovale, à fond émail bleu de ciel, porte en relief qutre caractères en or : Đồng-Khánh Hoàng Đế et quatre soleils en or, représentant des soleils héraldiques annamites, rauonnants.
Le listel du médaillon est en émail rouge serti d'or.
Art.5. - La décoration est en argent pour les chevaliers, et or pour des les officiers, commandeurs, grands-officiers et grands-croix.
Le diamêtre est de 40 millimètres pour les chevaliers et officiers, et 60 millimètres pour les commandeurs.
Art.6.- La décoration est la même pour les membres civils que pour les membres militaires de l'Ordre.
Art.7. -Le ruban qui attache la décoration est moiré vert à bords orangés pour les membres civils.
Il est moiré blanc à bords orangés pour les membres militaires.
Le ruban a 38 milimètres de large, les bords orangés occupent 7 millimètres de chaque côté.


Titre II.
Art.8. - Les chevaliers portent la décoration attachée par le ruban, sans rosette, sur le côté gauche de la poitrine.
Les officiers la portent de la même manière, mais avec une rosette.
Les commandeurs portent la décoration en sautoir, attaché par un ruban de même nature, mais plus large que celui des officieirs et chevaliers.
Les grands-officiers portent sur le côté droit de la poitrine une plaque à huit rayons doubles, diamantée, tout argent, du diamètr de 90 millimètres. Le mesdaillon du centre est celui de la décoration mais tout argent diamanté.
Ils portent en outre la croix d'officier. Les grands-croix portent en écharpe, passant sur l'épaule droite, un large ruban moiré vert, à bords orangés pour les membres civils, et moiré blancs à bords orangés pour les membres militaires; au bas du ruban est attachée une décoration semblable à celle des commandeurs mais ayant 70 millimètres de diamètre.
De plus, ils portent, sur le côté gauche de la poitrine, une plaque semblable à celle des grands-officiers.
A l'Empereur seul est réservé le droit de porter la croix de chevalier en même temps que les insignes de grand-croix que Sa Majesté portera à sa convenance.


Titre III.
Art.9. - L'Ordre Impérial du Dragon de l'Annam est conféré par Sa Majesté l'Empereur.
Les propositions sont présentées à Sa Majesté par les ministres.
Art.10. - Des brevets revêtus du cachet de Sa Majesté l'Empereur et contresignés par le Ministre des Rites seront délivrés à tous les membres de l'Ordre Impérial du Dragon de l'Annam.
Art.11. - Le ministre des Rites est chargé de l'expédition des lettre d'avis et brevets.
Il tient la contrôle des membres de l'Ordre.

Fait au Palais Impérial à Huế, le 9 du 2e mois de la première année de Đồng-Khánh ( 14 mars 1886).

                    Par l'Empereur.
                    LE MINISTRE
  PRÉSIDENT DU CONSEIL SECRET.


                                                                              Vu: pour l'exécution,
LE MINISTRE DES RITES/
(6) Grands-croix -ND - mình chưa biết dịch là gì. Chức vụ Tổng chỉ huy (grand chancelier) được lựa chọn từ những người có bắc đẩu bội tinh hạng một (hay ở cấp bập grands-croix).
Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 36./

Đại Nam Long tinh dành cho Hiệp sỹ

Đại Nam Long tinh dành cho sỹ quan

Cách đeo Bắc đẩu bội tinh của người Pháp 

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Cồng, chiêng (Le gong);

Có ba dạng cồng kim loại ở Bắc kỳ: Chiêng, Lệnh và Thanh la.

Chiêng là một cái đĩa tròn được rèn bằng đồng có phần giữa phình ra hình bán cầu, được gõ bằng một cái dùi nhồi gỗ; đường viền quanh mép có chiều dày bằng chiều dày mặt. Bo viền này gọi là thành chiêng, mặt giữa gọi là mặt chiêng, còn phần lồi ra ở giữa gọi là vú hay núm.

Việc sản xuất các loại cồng, chiêng là một nghề đặc biệt ở Hà Nội, có riêng một con phố làm nghề này và xuất đi một số lượng lớn sang Trung hoa, Lào và tới tần Xiêm la. Cồng chiêng Hà Nội nổi danh ở vùng Viễn đông này.

Nhạc khí này thường thấy trong đền chùa, và các phòng quan xử án. Người ta cũng khiêng nó đi phía trước quan lại trên đường công du. Trong các buổi hành án tử hình, nó dùng để lên tiếng chuông báo tử và ra hiệu hành án. Cồng, chiêng kích thước trung bình giá 10 xâu tiền (ligature) (1), nhưng thông thường được bán theo cân, tùy theo độ vang, giá trung bình khoảng 1 xâu tiền một cân (100 cân ta bằng 62kg tây).

Một số loại cồng, chiêng được làm bằng đồng mạ bạc xuất xứ từ vùng Vân Nam có độ vang và thanh âm tuyệt hảo, nó đắt gấp 5 tới 6 lần loại được làm ở Hà Nội kể trên. 

Lệnh là một nhạc cụ làm từ đồng hình cái đĩa cũng như chiêng, nhưng không có cái núi ở giữa. Âm sắc của lệnh chói tai hơn nhưng ít vang. Nó thường được đi cùng các đám rước, đặc biệt là trong đám ma, nó đi phía trước linh cữu. Người ta dùng một cái dùi gỗ không được nhồi để gõ lệnh. Người ta gõ lệnh để tập trung người tham ra các lễ hội tôn giáo hay dự các đám tang lớn khi đến giờ phục vụ bữa ăn.

Thanh la được làm bằng đồng hợp kim với thiếc có chiều dày một milimetre có một nhúm nhỏ nhô lên ở giữa. Nó không có bo viền, được gõ bằng một cái búa gỗ nhỏ. Thanh la có tiếng vang như chuông, nó góp mặt trong các dàn nhà tôn giáo hoặc không. Thanh la giá bán khoảng một xâu rưỡi tiền trinh.

(1) Xâu tiền (ligature). 600 đồng tiền trinh được xâu thành 2 xâu. Tỉ giá thay đổi rất nhanh, vào thời điểm viết cuốn sách này (1891), 1 đồng piastre mexico bằng 4 franc 10 xu Pháp và bằng 4,500 đồng trinh.

ND -  Mình không chắc phần này mình dịch hoàn toàn chính xác nên xin để văn gốc Pháp ngữ ở đây. Tuy nhiên, nếu đúng thì quả là người dân Việt nam thủa xưa thật nghèo. Mua một cái cồng thôi tốn hàng vạn đồng trinh, trong khi đời sống thường nhật vẫn chỉ tốn vài ba đồng trinh mua cơm mua mắm. Với lại, khi quy đổi mệnh giá, 1 đồng piastre hay chỉ cần 1 đồng franc đã tương đương với ngàn đồng trinh, có thể cầm cự bữa ăn gia đình được biết bao ngày tháng. Bởi thế, những vật dụng bằng đồng bằng kẽm có lẽ quá xa vời với đời sống người dân thường Việt Nam. Trái ngược với đời sống người Pháp ở xứ thuộc địa, khi họ đẩy cao mệnh giá đồng tiền của họ, sống một đời sống xa hoa.

'On appelle ligature , la réunion de 600 sapèques enfilées par moitié dans deux liens de bambous. Le taux en est très variable, au moment òu nous écrivons ces lignes, la piastre mexicaine, en usage ici, vaut 4 fr. 10 de France, et 7 ligatures et demie ou 4,500 sapèques de zinz.'

Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 90./


Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Cờ (Les drapeaux);

Cờ, cờ xí, cờ hiệu,... đóng một vai trò lớn trong các đoàn rước ở xứ Bắc kỳ. Trong đó, nhiều trong số chúng mang tính biểu tượng cao.

Đi đầu đám rước thần là năm lá cờ hình vuông được làm tử vải mỏng, được thêu các màu sắc khác nhau, có viền ngoài là các tua rua như ngọn lửa. Chúng được gọi là cờ ngũ hành tượng trưng cho năm yếu tố  thổ, thủy, hỏ, kim mộc tương ứng với ngũ phương  bắc, nam, đông, tây và  trung tâm.

 Nghi lễ quy định phải có các lá cờ này trong đám rước hoàng gia.

Trên lá cờ phương Bắc, phần trời cai quản bởi Huyền Vũ, một vị thần lớn ở Hà Nội, được thêu một con rắn và một con rùa, phía dưới có thêu một con chim sẻ màu đỏ (Chu Điểu) ; trên lá cờ phương Đông, người ta thêu một con rồng màu xanh lơ (Thanh Long) và một con hổ trắng (Bạch Hổ) trên lá cờ phương Tây. Hình dạng và kích thước được quy định trong Lễ Ký. Về lá cờ Huyền Vũ, chúng tôi dịch một văn bản có liên quan sau:

'Lá cờ Huyền Vũ tương ứng với chòm sao gồm 7 vì sao phương Bắc, nó được thêu một con rắn và một con rùa.

' Những con vật này giúp tránh được nguy hiểm và đẩy lùi vận hạn, bởi vậy nên cờ Huyền Vũ không chỉ được rước phía trước hoàng đế mà còn đi ngay phía sau bộ binh để ngăn ngừa mọi sự biến không lường.
' Quach Phac nói rằng lá cờ này phải làm từ một tấm lụa duy nhất dài 8 thước (3m46). Luc Diêu thêm rằng lá cờ màu đen, trên viền chỉ có bốn tua rua hình như ngọn lửa.'

Cờ đuôi nheo hay cờ hình đuôi cá (drapeaux en forme de queue de poisson) là cờ hiệu dùng trong binh trận. Chúng hình tam giác có tua ở viền. Số lượng cờ tương ứng với số lượng quân lính có mặt vì năm lính thì ứng với một lá cờ.

Trong quân binh An nam, một tiểu đội 5 người giữ một cờ, gấp mười lên tạo một binh đoàn 50 người.

Mỗi binh đoàn có một lá cờ có tên được đặt riêng là Dương, Nguyệt, Nam, Nữ, Vân, Phong, Long, Dần, Tị và Điểu. Mười binh đoàn tạo thành một trung đoàn.

Năm binh đoàn tạo thành một tiểu đoàn. Tiểu đoàn cánh phải gọi là tiểu đoàn mặt đất ( bataillon de la terre) , cánh trái gọi là tiểu đoàn trên trời ( bataillon du ciel). Mỗi tiểu đoàn được phát một lá cờ lớn.

Quốc kỳ An nam là sự hòa quyện của năm màu sắc: đỏ, trắng, cam, đen và lục.

Cờ tướng là cờ hiệu của chỉ huy, nó được cắm trên mái nhà của quan Tổng đốc và quan Kinh Lược, được mang theo họ trong mỗi cuộc quanh binh. Đó là một lá cờ đuôi én có bốn góc,màu đỏ, trơn và không có tua.

Ta cũng trông thấy trong các đám rước những cờ nhỏ mà có nguồn gốc ý nghĩa từ Trung hoa. Chúng là cờ gấm, được thêu những hình biểu tượng hay tên của chùa chiền.

Ở Trung quốc, khi nói về chiến trận, người ta thường nhắc tới bát kỳ. Đó là tám quân đoàn mà phần lớn có xuất xứ từ vùng Mãn châu và Mông cổ. Trong một cuộc đàm thoại với một người đàn ông Trung quốc về đất nước, thời đại của họ,.. chúng tôi hỏi ông có nguồn gốc người Hán hay Mãn châu, và câu hỏi phải dùng là Êtes-vous (un homme) des bannière? thay vì Êtes-vous (d'origine) mandchoue? Nếu là một người Hán thuần chủng, sẽ đáp là Non, je suis des Han(1) . Bát kỳ được phân chia thành hai hàng:

Thượng tam kỳ (上三旗):
- Đứng đầu là Tương hoàng kỳ. Được thêu viền màu vàng do Đại hãn nắm giữ.
- Chính hoàng kỳ : toàn bộ cờ màu vàng
- Chính lam kỳ: toàn bộ cờ màu trắng

Hạ ngũ kỳ (下五旗) :
- Hạng 4: Thêu viền màu trắng
- Hạng 5: toàn bộ cờ màu đỏ
- Hạng 6: thêu viền màu đỏ
- Hạng 7: Toàn bộ cờ màu xanh lơ
- Hạng 8: thêu viền màu xanh lơ
Đặt biệt, khi quân binh đóng đồn, họ chiếm một phần tư của thành phố nhưng không hề chung đụng gì với dân địa phương.

(1) Hán là triều đại thống trị nước Hoa từ năm 202 trước công nguyên tới năm 220 sau công nguyên.

Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 84./

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Đoàn rước và đám rước ( Cortège et Processions)

Ở Bắc Kỳ thường bắt gặp các đoàn rước, chúng khác biệt cả về mục đích lẫn tính chất. Tuy nhiên, ta có thể phân xếp chúng thành hai loại hoàn toàn khác biệt: Đám rước phật giáo được thực hiện bởi các thầy chùa, và đám rước mà không có các thầy chùa tham gia.

Đám rước phật giáo diễn ra trong không gian nhà chùa hay những nơi thuộc quản lý của chùa chiền; ngoại trừ vào một số lễ hội tôn giáo như là ngày mở cửa địa ngục cho vong hồn ra khỏi Địa phủ vào tháng Bảy, đám rước sẽ mở rộng hơn ra bên ngoài và đến thăm các ngôi đền khác. Tuy nhiên, những đám rước loại này thì không ấn tượng cho lắm. Các thầy chùa, học viên tu tập, người phục vụ lễ đi thành hai hàng đi phía trước chủ tế, có hai thầy chùa ở hai bên chủ tế trợ việc. Họ khoác những chiếc áo cà sa, có khi thêm những băng màu rực rỡ. Chủ tế đội thêm một chiếc mũ miện được trang trí xung quanh bằng chữ Phạn, tay cầm một cành sen giả.

Trong đám rước này, người ta khiêng những chiếc bàn đặt lễ được đặt rất nhiều những đồ mã, từ nén vàng nén bạc, cho tới tàu thuyền, giếng, nhà cửa,... để đốt sau khi kết thúc. Một người cầm lọng đi theo che cho vị chủ tế.

Đôi khi, các vị ni cô đi thành nhóm theo đám rước này, trên tay cầm theo cờ hiệu nhỏ mà trên đó được ghi bằng chữ Hán các câu nguyện tiếng Phạn như sau: Namo A Di Đà Phật. Namo Địa Tạng Bồ tát (Salut au bouddha Adida. Salut au bodhisatwa Dia Tang). Trong trường hợp nhiều ni cô, họ sẽ đi thành một hàng nối đuôi nhau trên tay đỡ chung một tấm vải cao quá đầu được gọi là cầu lụa (pont de soie). Nữ trụ trì theo đằng sau khoác áo cà sa đỏ và ngồi võng lưới.

Trong đám rước phần đông là nữ giới, ít có nam giới.

Loại đám rước còn lại thì có liên quan đến việc cúng tế thần linh, ni cô đôi khi có tham gia còn các thầy chùa thì tuyệt nhiên không. Làng xã chịu trách nhiện về chi phí cho các lễ tế này. Chúng trở thành một cái gì đó mang tính quốc gia hơn là đám rước phật giáo.

Nếu là đám rước ở một ngôi làng lớn, đám rước có thể dài đến cả cây số. Ta thấy trong các đám rước đó có sự hiện diện của các loại bộ lễ, cờ xí, bộ binh, bộ nhạc, ngai, trẻ nhỏ mang cờ lệnh; tiếng trống được đánh theo nhịp; người được mặc trang phục nữ và nhảy múa vòng quanh. Tất cả dân làng đều tham dự; trai làng tám người lực lưỡng diện những bộ đồ đẹp nhất để khiêng kiệu bát cống, phụ nữ trong làng trẻ thì váy lụa xanh đỏ, có tuôi thì váy tím sậm hay đen. Tri huyện, tri phủ cùng chức sắc trong làng, xã mặc y phục tế lễ với cổ tay rộng, đội mũ quan, chân xỏ hài đi theo kiệu bát cống. Thanh niên nam nữ đeo những vòng hoa được kết từ hoa nhài.

Các bô lão trên 70 tuổi đi dẫn đầu đoàn người, đầu đội một chiếc mũ riêng biệt gọi là Mũ Ni. Mũ Ni có chỏm màu đen, đỏ với đáy phẳng được thêu tô điểm các vòm ở hai bên và quai màu đen dài tới tận dải thắt lưng.

Đám rước được diễu trước quần chúng để xua đuổi những tà ma, bệnh dịch, tai họa bằng cách dâng lời khấn lên vị thần linh mà họ thờ phụng. Hình ảnh hay mộc chủ vị thần linh này được đặt trong khám thờ, để trên kiệu bát cống có người khiêng trong đám rước.

Vào mùa khô, người ta thường tổ chức các đám rước để cầu mưa. Nếu trời mưa quá nhiều, đám rước cũng có thể được tổ chức để cầu mưa thuận gió hòa.

Tăng ni nhiều khi đi như đám rước để kiếm tìm nước sạch cọ rửa tượng chùa. Nguồn nước này không phải được chảy ra từ ruộng đồng hay ao hồ, mà phải từ các con sông, tốt nhất là ở nơi hợp lưu giữa các dòng.

Ngày mười lăm và ngày mồng một hàng tháng, người Hoa ở An nam thường hay múa rồng. Con rồng được làm kết hợp tre, mây, vải và giấy vẽ màu. Khung xương thì mềm mại được nâng lên hạ xuống bởi hai thanh tre giữ bởi hai người thanh niên cho phép phần thân của con rồng chuyển động uyển chuyển lên xuống uốn éo như loài rắn. Phần đầu rồng được túm bằng tay giơ cao bởi một người khác mặc y phục  đặc biệt cốt để giấu đi phần nào người diễn. Các động tác không được phóng túng mà phải dứt khoát, khỏe khoắn thể hiện được cái đầu rồng với đôi mắt tợn bạo linh hoạt, hàm lưỡi dính khớp với nhau và di chuyển một cách khác lạ. Một người cầm cái sào có treo một quả cầu, hay một cái đèn lồng tròn vào ban tối, đi phía trước và dụ dỗ con thú. Đôi khi, người cầm sào được thế bởi một người đóng vai con hổ, đó chính là Long hổ tranh hùng.

Lễ hội múa rồng vào mùa xuân của người Hoa là một tục lệ có từ ngàn xưa. Xin mượn lời từ cuốn M.de Groot của soạn giả Schlegel trong cuốn Thiên tượng học Trung hoa (Uranographie chinoise) như sau:

'Từng có thời sao Alpha Virginis/Spica (1) thuộc chòm sao Xử nữ, ngôi sao mà người Trung hoa cổ đại cho là cái đầu của chòm sao Thanh Long, hiện ra vào thời điểm bắt đầu mùa xuân ở phía đường chân trời cùng lúc với mặt trời và khi vào mùa, người ta cũng trông thấy từng phần từng phần một của chòm sao Thanh Long, con linh vật bầu trời, hiện ra ở biên bầu trời cùng lúc với vầng dương. Tiến sỹ Schlegel dựa trên sự tiến động của các phân điểm đã quay ngược về khoảng 160 thế kỷ trước cho rằng : giai đoạn này đã xuất hiện những tộc người mà phần lớn vẫn còn tồn tại tới nay ở khu vực Trung Hoa. Nếu giải thuyết này đúng, nó hẳn góp phần quan trọng vaò thiên tượng học truyền thống viễn Đông đồng thời có ý nghĩa với tộc người Trung hoa hiện nay, khi họ có một lịch sử phát triển lâu dài như khi loài người xuất hiện ở âu châu.'

Chúng ta đã biết loài rồng, trong đám hội mùa xuân, được dắt bởi một người đàn ông cầm gậy, một đầu treo quả cầu sáng. 'Người cầm gậy sẽ nghiêng bên phải, nghiên bên trái và cái đầu rồng cũng phải nghiêng theo quả cầu như thể nó đang cố gắng nuốt lấy quả cầu lửa đó vậy. Chiếc cầu này có thể tượng trưng cho mặt trời mùa xuân của 18,000 năm về trước, còn con rồng bằng vải có lẽ là sự tái hiện của Thanh Long (dragon azuré) của vùng đất trung hoa cổ xưa mà đầu rồng, tương ứng chòm sao Spica , nay đã lùi vào bóng tối, mọc và lặn cùng lúc với mặt trời khai xuân? Hiện tượng thiên văn học này thực sự có thể được miêu tả một con rồng tiến lên từng bước từng bước đuổi theo mặt trời và cuối cùng là nuốt chửng mặt trời; và nếu như các đám rước còn diễn ra hiện thời lấy nguyên căn từ đó, hẳn nó thật đáng gây sửng sốt sau khi trải qua bao thời đại vẫn còn giữ vững.'

Cũng phải thêm vào rằng, trái ngược với những gì trình diễn ở Paris vào Hội chợ toàn cầu năm 1889 (Exposition universelle de 1889) nơi mà lễ múa rồng được giới thiệu là một phong tục của người An nam, nó chỉ tồn tại ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, một tục lệ thuần túy của người Hoa. 

(1) Alpha Virginis: (tiếng Anh: Spica, α Vir / α Virginis / Alpha Virginis) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Xử Nữ (Virgo), và là một trong những sao sáng nhất trên bầu trời ban đêm.
Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại, Alpha Virginis là một phần của sao Giác trong nhị thập bát tú. Cùng với nó còn có ζ Virginis để tạo ra sao Giác này. -ND


Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 77./

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Long Hổ tranh đấu ( La dispute du tigre et du dragon);

Long Hổ tranh đấu là một khung cảnh mang tính biểu trưng xuất phát từ Trung hoa mà người An nam thường sử dụng để thêu lên những bức chướng hay vẽ trên các bức họa. Chúng ta cũng thấy khung cảnh này một cách khá thường xuyên trên những bức vách phía trong các ngôi chùa hay trên tấm bình phong khi bước qua hai cột trụ lớn ở đình đền.

Một văn bản được chép bằng tiếng Hán về chủ đề này mà tác giả là người An nam viết lại các nhân vật trên tinh thần như trong phiên bản của người Hoa nhưng với bối cảnh là ở Hải Dương, Bắc Kỳ. Bản dịch như sau:

Long tranh Hổ đấu

Núi Phượng hoàng thuộc huyện Chí Linh (1) là vùng đất linh thiêng của tỉnh Hải Dương.

Ở núi này có một cái hang gọi là hang Hữu Lân (Hưu-Lan) mà chưa một ai đi hết vì nơi đó hoang dã và khô cằn.

Dưới thời nhà Hồ, một người đàn ông tên là Nguyen chạy trốn quân nhà Minh đã lánh nạn ở trong hang này mà trú lại tu đạo Lao-Teu(2).Kiêng tất cả những đồ ăn rắn, chỉ dùng một hay hai chén cháo loãng mỗi ngày, anh ta sống trong hang, học hỏi không ngừng từ những điều kỳ lạ nhất nơi đây và từ đó ngộ được sức mạnh để thống lĩnh các loài yêu ma cũng như muông thú.


Một ngày trong khi đi dạo không xa hang trú ẩn, anh ta bắt gặp trên ngọn núi có một con rồng màu vàng đang vờn chơi một viên ngọc lớn với vẻ đầy thích thú. Một lát sau đó xuất hiện một con hổ trắng bước tới sườn trái của ngon núi và quan sát con rồng, giương những vuốt sắc nhọn của nó lên không trung đầy thách thức.

Con rồng lúc này vốn đã trông thấy và nhận ra con hổ, tuy nhiên với sự khinh khi, nó vờ như không thấy gì.  Về phần con hổ, nó chưa từng gặp rồng và hoàn toàn xa lạ với loài vật này, bước lại gần đứng đầy ngạo nghễ đối diện với con rồng.

Chàng trai kia, vì bị kích thích sự tò mò với những gì sắp diễn ra, liền nấp vào sau một tảng đá và chờ xem.

Con hổ gầm lên đầy thách thức:
' Ta là vua của những loài có lông, tất cả những xứ sở bao gồm cả vùng đối núi phía bắc lẫn đồi núi phía nam đều nằm dưới chướng của ta, ngươi là ai, có dám xưng danh với ta không?Ngươi có hình dáng giống như một con rắn, nhưng lại có vảy giống cá; nên biết rằng nếu muốn, ta có thể xé xác ngươi chỉ với một nhát cắn.'

Con rồng hạ thấp cặp sừng xuống để nghe (3) rồi cười đến nỗi quên cả viên châu nó đang vờn, đáp rằng:
' Ta là chúa tể của các loài có vảy, đứng đầu trong các loài vật linh thiêng, lúc bơi dưới hồ sâu, khi uốn lượn trong không trung. Bởi đâu có sự ngạo nghễ mà ngươi dám diễu trước mặt ta? Bộ lông ô hợp của ngươi không nói nên giá trị gì, nên biết rằng nếu làm ta không ưa, ta có thể xé cái xác hôi thối của ngươi bằng cặp nanh này trong một nhát căn.'

Con hổ nhận ra rằng nó cần phải giải quyết ngay với con rồng, tính dùng sức mạnh để một đấu một, nhưng lại nghĩ có vẻ đối thủ của nó không giàu trí tuệ lắm, cùng với tính huênh hoang tự phụ về trí khôn và hiểu biết, nó thách thức con rồng một cuộc chiến hùng biện.

Con rồng đồng ý đáp trả.

Chúng bắt đầu như sau:

Hổ: 'Chỉ riêng tiếng gầm của loài hổ trong hang động cũng gây ra bão tố, ngươi có đủ bản lĩnh để sánh bằng loài hổ?'

Rồng: ' Hơi thở của rồng bơi trong hồ thôi cũng đánh tan mây tối cùng các các trận bão, sự táo bạo nào mà ngươi dám so sánh với rồng?'

Hổ: Dưới triều nhà Chu (4), một con hổ thôi cũng đủ bình định bờ cõi, công trạng của ta ngang với công trạng của cả chục tướng lĩnh. Khi mà bầu trời hé mở những tia sáng đầu tiên rọi xuống mỗi ngày, loài rồng đã vội vã giấu cái đuôi của mình xuống. Còn thứ gì làm ngươi sợ hãi nữa hay không?

Rồng: Con rồng sống dưới hồ đã mang lại an bình cho triều đại nhà Đường (5). Hai trong mười bận, các vua nhà Đường đã phải nhờ sự trợ giúp của tộc rồng để trị an. Khi trông thấy Xao Duc La (6), loài hổ như bị bịt mõm, chẳng dám động đậy cả đuôi lẫn mồm. Có khi nào ngươi sợ đến nỗi muốn dựa dẫm ta không?

Hổ: Những loài thú hoang của núi đồi đều kinh khiếp ta. Có lần Lưu Luy giết chết một con rồng và dâng vua thịt của nó.(7) Ngươi không hổ thẹn mà xuất hiện trước mắt ta à?

Rồng: Dưới triều nhà Hán, một con rồng đã biến hóa thành đám mây ngũ sắc và đánh đuổi quân thù (8). Phung-phu xuống bước xuống kiệu mà đánh và giết hổ (9). Sao ngươi còn dám cao giọng với ta?

Hổ: Một con hổ ở Hà Nội trấn giữ kinh thành, những kẻ đáng gờm nhất cũng phải sợ sệt nó; nưng loài rồng lại giúp kẻ địch xâm chiếm kinh đô  (10). Sao ngươi không là bề tôi trung thành vậy?

Rồng: Con rồng Khổng Minh ở núi Long Trùng (11) đã giúp vua Hán chinh phục vương triều. Nó là phụ tá của Si-Nguyen mà người ta đặt danh là bậc kỳ tài trẻ tuổi (le Jeune Aigle). Loài hổ ở Côn Dương sợ sệt chạy trốn về huyện Hoàng Nông (12). Ngươi nói sao về sự hèn nhát đó đây?

Hổ: Chu Xương (13) xưng vua nhờ có lông mày của hổ. Một hoàng hậu được sinh ra từ nước bọt của rồng làm sụp đổ triều đại nhà Chu (14).Vậy trời dung thứ cho kẻ bệnh hoạn kia chẳng phải lỗi ở rồng sao?

Rồng: Vương Mãng có những phẩm chất của loài rồng, đó là lí do mà ông trở thành vua (15). Tôn Quyền nước Giang Đông không bao giờ xưng vương được bởi tính tàn bạo như loài hổ (16).

Hổ: Trong Diệc kinh có chéo rằng vị thánh hóa thành con hổ. Việc này cũng xảy ra tương tự với vua Thanh và vua Vũ. Có sự tương tự nào khi vua hóa thành rồng chưa (17)?

Rồng: Trong họa đồ Kiến sách Diệc Kinh có chép, vua Nghiêu vua Thuấn hóa thành rồng. Sao hổ ngươi có thể bỏ qua điều đó?

Hổ: Vào chận triến Bôc (Boc?), quân binh giành chiến thắng là nhờ họ khoác lên mình bộ lông hổ (18). Có được chiến thắng là nhờ ơn bộ da và lông của ta.

Rồng: Ai cũng hay rằng, nếu sỹ tử có râu của ta mà học thuộc lòng Chu Biên (19), anh ta hẳn sẽ đỗ đạt khoa cử mà làm trạng nguyên. Công thành danh toại là nhờ râu của ta.

Hổ: Một tiếng gầm nhỏ của hổ làm quân phương Bắc rút chạy, điều đó được kể trong Diệc Kinh, con hổ Thanh giải nguy cho Bach-Mâ(20), sử sách đều chép cả.

Rồng: Rồng đưa vua Tống (21) một lần nữa lên ngôi. Bạch long xuất hiện trong mơ của Nhu-Ngu và ra lệnh cho ông vào vị trí quân binh. Sử sách cũng không quên.

Hổ: Vua Văn Vương nhờ con hổ Sơn Hậu (22) mà thoát được ngục và có nước Lạc. Bạch hổ có thể tự hào vì điều đó.

Rồng: Hoàng Long ở sông đã cứu vua Đinh Tiên Hoàng khỏi bùn đầm lầy (23), công lao nào có thể sánh bằng?

Hổ: Vua Tuyên Vương nhà Chu đại thắng trận Hoai-Ri nhờ 'hổ' tham chiến (24). Như con rồng Thạch giúp Lưu Huyền (25) thắng quân nhà Hán, tội ác đó khủng khiếp không gì gột rửa sạch.

Rồng: Dưới triều vua Thuấn và vua Ngu, vương triều thái bình nhờ vào (?) (ND - bons offices du dragon : không biết dịch là gì). Tội ác của con hổ Sùng Hậu phò tá cho vua Kiệt nhiều đến nỗi tre trong rừng dùng làm bút vẽ chẳng thể nào kể hết.

Hổ: Một con hổ cái trở thành Vương công dưới triều nhà Cốc. Vị vương công này trở thành một trụ cột lớn trong triều, chuyện còn ghi ở Tả Truyện, ngươi không biết sao? (26)

Rồng: Một con rồng đã thỏa thuận vói Bác Cổ mà sinh ra vua Văn Đế nhà Hán (27). Dòng máu rồng còn chảy trong dòng dõi vương gia, chuyện sử có ghi, ngươi quên rồi sao?

Hổ: Tào Thực bảy bước chân viết một bài thơ (28), đó là vì có dòng dõi loài hổ, ngươi không biết sao?

Rồng: Rồng Lưu Hiệp giỏi văn chương nhất thời (29) đã soạn ra Điêu Long, sao ngươi lại bỏ qua cho được?

Hổ:Thời hậu Hán có năm tướng tài giỏi khỏe mạnh như hổ (30) nên vương triều không kẻ nào đánh bại nổi, tám con rồng muôn gây chiến nhưng đại bại. Tám con rồng đó phỏng có giá gì?

Rồng: Ngay dưới triều nhà Đường, con long mã tới đón vua thì bị hai con hổ vội vàng nuốt chửng, Biền Trang giết chúng bằng lưỡi kiếm của mình (31). Hai con hổ đó giá trị gì vậy?

Hổ: Loài rồng trong thời loạn như là sâu đất, như loài thằn lằn đớn hèn, như là Công Thôn khi so mình với Mã Viên(32) , khác gì ếch ngồi đáy giếng làm trò cười.

Rồng: Da hổ thì cũng như da chó da cừu, làm sao ngươi tránh khỏi sự nhạo báng của Doãn Mộc (33) đây ?

Hổ: Ai mà vuốt ngược vảy rồng sẽ chết, sao ngươi tàn độc với loài người quá vậy ?

Rồng: Hạng Bá muốn dâng thịt mà hổ dữ chẳng dám ăn, vậy ngươi hèn nhát thế sao (35) ?

Hổ: Con rồng quấn quanh bằng những chiếc lá làm người thợ câu câu như là một con cá.

Rồng: Bước vào cái lồng để bắt lợn, ngươi nghoe nguẩy cái đuôi trong thế chiến thắng, mà có biết đâu bị ông lão thôn quê đánh bẫy.

Hổ: Trong mỗi cái vảy rồng là mộ con rắn có nanh độc, ngươi là loài độc địa, nhơ nhớp nhất trong các loài bò sát. Ngày ngươi gặp nguy biến, nếu Tôn Châu không cứu lấy, thì thịt ngươi đã bị bán cho hàng thịt rồi.

Rồng: Tiếc thay ngươi có một cái xương ở đáy cổ họng, nếu viên quan Quách Dao không cứu ngươi, đầu ngươi đã nằm trong bồn tiểu của người ta rồi.

Con hổ lấu làm phẫn nộ với lời phản biện này lắm vì nó không đối đáp lại được, nó gầm gừ mà bỏ đi.

Chàng trai nấp sau tảng đá ghi nhớ toàn bộ đoạn đối đáp đó. Để hiểu hơn về những lời hai con vật kiệt chúng kia nói, anh tìm đến nhà một vị học sỹ nổi danh và kể lại tường tận câu chuyện mà anh nghe được rồi hỏi: ' Loài nào tài giỏi hơn, con hổ hay con rồng?'

Vị học sỹ kia, rất ngờ vực, đáp rằng: ' Ta không biết, một con vẹt nói chuyện được như con người, nhưng nó vẫn chỉ là một con vẹt. Cậu muốn biết tại sao con hổ và con rồng đối đáp như người hai học trò thù địch lẫn nhau, người thầy lớn Khổng tử trong sách vở của ngài cũng không nói gì cả, vậy thì đừng hỏi ta.'

Chàng trai trẻ thấy được ấn tượng không hay mà chàng để lại, vội vàng nói: 'Thứ lỗi cho tôi thưa thầy, tôi là một người đàn ông nghèo khổ sống trong rừng rậm, sống giữa những gốc cây, giữa những tảng đá, chỉ biết đến hưu và hoẵng; không biết gì về sự giàu sang lẫn niềm vinh dự; tôi chỉ cảm thấy hạnh phúc trong cô độc; trong khi đó đã từ lâu tôi nghe đến danh tiếng của ngài về sự am hiểu, tôi đến đây mong ngài khai sáng một đôi điều. Tôi từng nghe chim Hạc (35) hiểu được Kinh Thi (36), rằng con gà trống là chuyên gia về khí tượng, con cáo của Đông Quách (37) và lũ khỉ của Bác Dương biết chữ. Những điều đó có tự ngàn xưa, tại sao Khổng tử không nói đến trong Xuân thu (38) ? '

Vị học sỹ lắng nghe và đáp: 'Ta có phần ngờ vực cậu, nhưng sự chân thành trong giọng nói của cậu làm ta thấy trấn và vừa ý. Hãy ngồi xuống đây và lắng nghe.
' Bầu trời và mặt đất tạo ra muông thú bởi hai dòng khí chính, Âm và Dương. Căn gốc của Dương chính là rồng, của Âm là hổ; cả hai đều là hai loài vật kỳ thú. Đó là lí do vì sao mà người ta lại đặt bảng hiệu Long Dần ở lều thí sinh trong trường thi.

' Mọi nơi trên mặt trặt, luôn luôn có mặt hô  và mặt rồng.  Một người tài ba là người dung hòa được sức mạnh của hổ và trí thông minh của rồng. Kết hợp cái này với cái kia sẽ hoan thiện cả hai mặt của bản thân. Không thể nói cái nào mạnh hơn cái nào, nếu đem so sánh riêng rẽ, chúng đều có thế mạnh của mình.

'Loài rồng đại diện cho tất cả những gì tinh khiết trên bầu trời và dưới mặt đất; nó có sức mạnh của trí tuệ; nó có thể tùy ý tạo ra ánh sáng hay bóng tối ; hiện ra hay biến mất; đức hạnh và hào hiện, người ta so sánh nó với đấng đế vương. Trong tự nhiên, người ta so sánh nó như những loài cây quý giá nhất, những loài hoa đẹp nhất, những thảo dược hữu dụng nhất, hay như những kim loại đắt giá nhất.

' Loài hổ đại diện cho tất cả những gì không trong lành, trên bầu trời hay dưới mặt đất. Nó tàn bạo, hay trả thù, lấy sự tàn ác thay cho đức hạnh, thói gian xảo thay cho sự ngoan hiền. Người ta so sánh nó với những viên tham quan. Trong thiên nhiên, hổ đại diện cho loài vật tàn ác nhất, những kim loại rẻ tiền, những loài cây độc hại. Khi nó mắc cạn, nó nghoe nguẩy đuôi và giả vờ yếu đuôi; khi nó mắc lưới của thợ săn, nó rơi nước mắt mà tỏ lòng ăn năn.'

Chàng trai nói: ' Tôi thấy rằng những người cầu mong có đức hạnh thì nên lấy loài rồng ra làm gương.'

Vị học sỹ đáp : 'Rồng ở trên loài người, hổ ở dưới loài người. Nếu chỉ muốn học hỏi loài rồng để có đức hạnh, cậu sẽ không thể trở nên hoàn hảo, mà chỉ là một con người đức hạnh và hiền lành; cũng như một người muốn vẽ nên con hạc mà không đủ tài năng nên vẽ hạc thành cò.

' Người muốn vẽ hổ mà vẽ không đúng, cũng chỉ thành một con chó hoang mà thôi.'

Chàng trai kinh ngạc bởi những lời giải thích đầy hiểu biết của vị học sỹ, cúi đầu cám ơn và xin cáo từ.

Trở về nhà, chàng ta soạn ra bài thơ tên là Long Hổ Đấu ký. (38)
------


(1) Huyện Chí Linh là vùng đồi núi có một con sông tương đối lớn chảy qua đổ ra dòng Văn Giang. Núi Phượng Hoàng nằm ở làng Kiêt-dac (?) có đỉnh núi khá cao. Phía cao nhất là một đỉnh kép mà người An nam cho là hai con hạc đang nhảy múa.
Dưới thời nhà Trần, đây là nơi đông dân cư. Vua chúa có xây ở đây 2 lâu đài gọi là Tứ Cực và Lưu Quang. Dưới chân núi Phượng Hoàng có một mỏ đá quý. Dân trong vùng mỗi khi đi ngang qua hẻm núi đều tỏ lòng tôn kính vì sự tích đang được kể ở đây.

(2)Do tôn trọng nguyên bản nên bản gốc được dịch một cách sát nhất. Tuy nhiên, ta cần phải xem xét lại rằng tác giả đã có sự nhầm lẫn ngay khi nói về một người theo đạo lão tên là Nguyen đã sống ẩn tích trong hang động ở núi Phượng Hoàng dưới thời nhà Hồ. Người đàn ông sống ẩn tích  ở nơi cô quạnh núi Phượng Hoàng này tên là Huyền-vân và sống vào thời nhà Trần. Anh ta sống và để lại tiếng tốt loan xa đến nỗi để tưởng nhớ, người dân đã cho xay một ngôi chùa đặt tên là Huyền vân động còn tồi tại tới nay. (Hải dương phong vật chí).

(3) Rồng không có tai, mà chúng nghe bằng sừng.

(4) Triều đại nhà Chu (Tchéou) trị vì Trung hoa từ năm 1134 tới năm 256 trước Công nguyên.

(5)Triều đại nhà Đường (Thang) trị vì Trung hoa từ năm 618 tới năm 905 sau Công nguyên.

(6)Người An nam cho rằng Xao Duc La là một vị thần rất quyền năng và là khắc tinh của loài hổ.

(7) Dưới triều vua Khổng Gíap (nhà Hạ, 1879 trước Công nguyên), có một cặp rồng từ trời xuống, một đực một cái. Vua giao cho Lưu Luy, một người am hiểu trong lĩnh vực từng chung sống rất lâu với một con rồng có tên Hoan, chăm sóc chúng. Nhà vua rất hài lòng mà ban thường bổng lộc cho Lưu Luy. Sau một thời gian, con rồng cái có dấu hiệu sắp chết, không muốn thú nhận điều đó trước vua để rồi phải hứng chịu cơn thịnh nộ và sự trừng phạt, Lưu Luy suy tính việc giấu đi cái xác của con rồng. Ông đã cắt khúc nó ra, ngâm giữ với mắm muối và dâng cho vua ăn. Khổng Giáp ăn thứ thịt đó như là cao lương mỹ vị đầy thích thú cho đến khi số thịt đó hết, vua vẫn muốn ăn nữa. Lưu Luy vì sợ vua phát hiện mà bỏ trốn và ẩn náu ở huyện Lỗ.

(8) Vua Thủy Hoàng triều nhà Tần (246 trước Công nguyên) một lần trông thấy phía Đông và phía Nam bầu trời có những đám mây ngũ sắc hình con rồng kéo tới, ông cho rằng đó là điềm báo tai ương từ phía đó mà cho gửi quân binh đi về phía Đông và Nam. Quân binh đã gặp Hán Cao Tổ đang dẫn đầu đoàn quân binh với ý định đánh chiếm nhà Tần. Chiến trận nổ ra, Hán Cao Tổ bại trận chạy trốn vào núi Mang Dương. Việc lui binh cũng được báo trước nhờ các đám mây ngũ sắc ở sườn núi. Vua cho rằng con rồng đã mượn hình mây ngũ sắc để giúp ông giữ vững vương triều.

(9) Triều nhà Tần có một người đàn ông tên là Phung Phu được biết đến nhờ sức majnhhown người. Một ngày khi đang đi dạo quanh vùng, ông bắt gặp một nhóm dân lành đang vây quanh một bụi cây có con hổ nấp bên trong. Không ai dám xông vào đuối nó. Phung Phu trông thấy liền xuống kiệu, xông vào bụi rậm đánh và giết con hổ.

(10)Đây chắc hẳn nói về cuộc chiến giành chủ quyền từ người Hán khỏi An nam và sự lên ngôi của Vua Lê năm 1428. Người Trung quốc chiếm giữ Hà nội, đóng ở thành Đông Quan, Đại La, Thăng Long, những đồn binh quan trọng dưới sự chỉ suy của quân tướng được đặt tên các 'hổ chiến'. Một trong những 'con hổ' này được giao việc trông giữ thành đóng quân ở Tam Sơn, một nấm mồ cao mà ngày nay phần nào vẫn còn tồn tại ở gần cửa Bắc thành Hà Nội.

(11) Khổng Minh là một binh sỹ sinh trưởng ở một ngôi làng nhỏ dưới chân núi nước Nam Dương. Ngọn núi này có dánh dấp một con rồng đang ngủ ở triền giữa được gọi là Ngọa Long. Bởi vậy Khổng Minh còn có biệt hiệu là Ngọa Long. Ông trở thành một vị tướng nổi danh, đặc biệt là với thiến thắng ở Long Trung, với sự trợ giúp của Bang Si Nguyen, hiệu là Con đại bàng nhỏ (Jeune Aigle).

(12) Vua Mãng nhà Tần (năm 9 trước Công nguyên) tuyên chiến với nước Hán, quân binh của ông dưới sự chỉ đạo của Vương Tam, người mà nhiều loài thú hung dữ phải phục tùng, đã tập hợp một đoàn thú tạo thành tiền tuyến đi trước quân đoàn quan sát. Quân đoàn của Vương Tam giao chiến với địch ở Côn Dương nhưng mặc dù có cả sức hổ lẫn voi, công vẫn đại bại.

(13) Chu Xương không phải là vua, mà là thủ lĩnh của một bộ tộc man rợ bị đánh bại bởi Quan Đế vào thời Tam quốc, sau đi theo Quan đế trong các chiến trận. Chu Xương tự tử bên chủ tướng của minh. Ông da đen, có lông mày và bộ râu  rậm nên người ta nói ông có tướng như một con hổ.
Tượng Chu Xương luôn có kèm Quan Đế.

(14)Trong sử sách nhà Chu, dưới triều nhà Hạ, một vị thần hạ giới dưới dạng hai con rồng. Hai con rồng này ngự ở kinh thành và muốn ép buộc nhà vua giao chúng nước Bao. Nhà vua rất bối rối đã cho mời các thầy phép tới để tìm hiểu cách xử lý hai con rồng. Các thầy phép dâng biểu muốn săn giết hai con rồng nhưng đồng thời họ cũng đề xuất nên dùng những chiếc bình để hứng lấy bước dãi từ miệng chúng chảy ra. Họ làm thật và đựng đầy những chiếc bình nước dãi rồng, đậy thật kín một cách cẩn thận rồi cất giữ trong cung điện. Trong suốt triều đại nhà Hạ và nhà Thương, không một ai dám đụng vào những chiếc bình đó cho tới khi vua Lê Vương triều nhà Chu tò mò muốn biết bên trong bình có chứa gì mới mở chúng ra. Ngay lập tức, thứ chất lỏng trong bình tuôn ra và chảy lênh láng trên mặt đất cung điện. Từ chất lỏng đó sinh ra một con rắn nước, trốn vào bể cảnh trong vườn.
Khi con rắn trở nên quen thuộc với xung quanh, một ngày, nó dạo quanh khuôn viên rồi gặp một cô gái trẻ, nó cuốn lấy cô và làm cô mang thai. Đến ngày sinh, cô sinh hạ một bé gái nhưng đem bỏ ở một nơi hoang vắng nhằm che đậy sự sai trái.
Đứa trẻ được một tên tù vượt ngục nuôi dưỡng và mang tới nước Bao, nơi nó lớn lên và trở nên xinh đẹp tột bậc. Một thời gian sau vua nước Bảo chịu cơn giận của vua nước Chu, liền dâng cô gái này để cầu hòa. Vua nước Chu bằng lòng và đưa cô vào hậu cung, đặt tên là Bao Tử. Họ có với nhau một hoàng tử tên là Bá Phúc.
Bá Phúc là một người hay ghen ăn tức ở, cậu xúi giục mẹ mình lập mưu lật đổ đương kim hoang hậu và đày bà ta cùng con trai hoàng hậu đi biên ải.
Vua điên cuồng với nàng ái cơ của mình mà thông qua mọi yêu sách ngông cuồng của nàng. Bao Tử thích thú nghe tiếng xé lụa, vua để chiều lòng người đẹp đã xuất ra rất nhiều tấm lụa cho sở thích thất thường đó. 
Bao Tử không bao giờ cười dù cho mọi người làm bao nhiêu trò hay ngay cả vua cũng rất nỗ lực, cô vẫn cứ thản nhiên. Ngày nọ vua nghĩ ra một trò. Ông có thỏa thuận với các nước láng giềng đồng minh một hiệp ước rằng trong trường hợp khẩn cấp họ phải cứu giúp tương hộ lẫn nhau. Một ngọn lửa lớn được đốt trên núi như là tín hiệu để thông báo đồng minh.
Vua Lê Vương liền đốt lửa trên núi Lý Sơn và chờ đợi. Tất cả các đồng mình chạy vội lại với áo mũ giáp, họ tìm kiếm quân địch từ mọi phía. Khi mà ái cơ của vua, Bao Tử, trông thấy sự xuất hiện của các binh đoàn đồng minh đó trong đồ chiến đầy lủng củng, đặc biệt là với vẻ mặt tiu nghỉu rõ rệt khi nhận ra họ là nạn nhân của một trò lừa phỉnh, cô bắt đầu cười, lần đầu tiên trong đời mình. Nhà vua hài lòng với việc đó.
Tuy nhiên, trò đùa này đã phải trả một giá đắt. Một thời gian sau đất nước gặp nạn ngoại xâm, nhà vua cho đốt lửa hiệu, nhưng không đồng minh nào đến nữa.

(15) Vương Mãng làm chức tể tướng dưới triều vua Bình Đế, nhà Hán (năm 1 sau Công nguyên). Ông bỏ tù chủ tử của mình khi Binh Đế vừa tuổi 40. Hoàng tử kế vị Như-Tu-An chỉ mới hai tuổi bị Vương Mãng tước quyền không khó khăn. Vương Mãng lên làm vua, mở ra triều đại nhà Tần kéo dài vỏn vẹn chỉ bốn mươi năm.

(16) Tôn Quyền: sống dưới thời vua Hiền Đế ( năm 190 sau công nguyên) có tiếng là hung bạo. Ông tàn ác như vậy là bởi vào lúc mang thai ông, mẹ ông nằm mơ đã nuốt mặt trời.

(17) Nghiêu, Thuấn (Yao, Chuen) là hai vị vua rất nổi tiếng được biết đến như là điển hình của đạo đức và phẩm hạnh. Vua Nghiêu trị vì 91 năm, vua Thuấn trị vì 61 năm từ năm 2357 tới năm 2205 trước công nguyên.

(18) Năm Hi Công thứ 28 triều nhà Chu (năm 3 trước công nguyên), một vị tướng tên là Tư Thán dẫn binh cùng bốn tiểu quốc là Thân, Tề, Tống, Tần gây chiến ở làng Bôc nước Sở. Tư Thán sử dụng mưu kế rằng: cho khoác lên mình binh lính bộ lông hổ mà xông vào trận địa địch làm cho ngựa quân địch tưởng nhầm là hổ mà hoang hốt bỏ chạy.

(19) Truyền thuyết về Chu Biền không phổ biến ở Bắc kỳ, không một viên quan nào được hỏi biết về câu chuyện này.

(20) Xuất thân từ một hoàng tử tên là Thanh, hiệu Hổ sống dưới triều Hán Hiền Đế (năm 190 sau công nguyên) đã giải thoát nước Bach-Mâ khỏi sự cướp phá gây ra bởi các băng đảng có thủ lĩnh là Văn Xử và Nhân Lương.

(21)Trong sách Nam Tống chí có ghi một người tên Khuông-Dân, là con trai viên quan triều đình, vào ngày lễ hội mới dạo chơi tới nhà trò nghe hát, anh quyết định nghỉ lại qua đêm ở đây. Đuổi hết ca trò ra, anh nằm dài ra giường và buông màn nằm ngủ, Khoảng nửa đêm, một cô đào vào phòng nơi chàng trai trẻ đang ngủ, cô vô cùng ngạc nhiên bởi thấy quanh giường có ánh sáng màu vàng rực rỡ tỏa ra. Cô kéo màn lên và trông thấy một con rồng vàng tám móng đang bay lượn phía trên đầu chàng trai.
Thấy điều kì diệu, cô gọi cả nhà trò thức giấc và mọi người đều đồng lòng rằng đây là điềm báo sự lên ngôi của chàng trai trẻ. Qủa thực, Triệu-Khuông-Dân lên ngôi mở đầu cho nhà Tống (năm 960 sau công nguyên)

(22) Vua Kiệt (Hạ Kiệt) tên thật là Lý Qúy (năm 818 trước công nguyên). Con hổ Sơn Hậu là một quan chức nhà Thương. Câu truyện được nói đến ở đây và một bản khác được kể trong biên niên sử; công quốc Lạc Tây được dâng không phải cho Sơn Hậu mà là cho vua Tru.

(23) Đinh Bộ Lĩnh là một thủ lĩnh trẻ tuổi lãnh đạo quần chúng đứng lên phản kháng lại chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ An nam và hệ thống quan lại thân giặc ngoại bang vào cuối thế kỷ thứ IX. Trong một lần tấn công bất thành một người bác của mình, ông trốn chạy, trong lúc chạy qua một cây cầu tre, ông bị rơi xuống đầm lầy và không thể nào ngoi lên được. Bác của ông có mặt ngay tức thì và chờ đợi để giết ông nhưng ngay lập tức sợ hãi khi trông thấy một con rồng vàng ngoi lên từ mặt đầm mang theo chàng trai trẻ.
Đinh đuổi giặc ngoại bang, cơ cấu lại đất nước và đóng đô ở Hoa Lư. Lăng mộ ông ngày nay vẫn còn tồn tại ở gần phế tích cố đô Hoa Lưa thuộc huyện Trường Yên, tỉnh Ninh Bình ngày nay.

(24)Năm đầu tiên đương triều của Tuyên Vương nhà Chu ( năm 827 trước công nguyên), Thiều Công, hiệu là Hổ (le Tigre) được phong làm tướng lãnh binh đi đánh trận ở Hoài-Ri, ông đã thắng trận mà chiếm lấy nhiều công quốc lân bang.

(25)Lưu Huyền là tên tục của Hoài Dương, vị vua bất tài trị vì vỏn vẹn 2 năm ( năm 23 trước công nguyên)

(26) Một người đàn ông trẻ tuổi tên Đỗ Bá Thi, con trai của viên quan nhà Sở tên Nhược-Ngao với một người đàn bà nước Vân, tư tình với cô gái trẻ đất Tư Vân rồi có với nhau một người con. Bà mẹ cô gái này không muốn nuôi cháu, bà chối bỏ vứt nó bên bờ hồ Mông. Một con hổ cái đi ngang qua nghe thấy tiếng trẻ con, liền tiến lại trông thấy hiểu ngay là đứa trẻ đang đói và đòi bú. Đỗ Bá Thi trong cuộc săn bắn ngang qua, đã trông thấy toàn bộ sự việc. Anh ta mang đứa bé về nhà mình. Dân chúng đặt biệt danh cho đứa bé là Nhu Coc, còn con hổ là Hô Do (tên không biết dịch ra tiếng Việt, mình để nguyên gốc - ND) 

(27) Hoàng đế Ouen-Ti (Văn Đế) được biết là vị hoàng đế tài cao trị vì trong 170 năm trước công nguyên. Mẹ ông tên là Bác, nằm mơ thấy một con rồng màu xanh xuống xà vào mình bà, rồi bà mang thai.

(28) Trong cuốn sách đầu của bộ sách Tai -Tư (?) có ghi vua Tào Phi rất ghen ghét với tài năng văn phú của anh trai mình là Tào Thức, lệnh cho bỏ ngục anh trai cho tới chết nếu trong thời gian bước bảy bước chân, ông không sáng tác ra một bài thơ với chủ đề định sẵn. Tào Thức dễ dàng hoàn thành bài toán đố để bảo toàn mạng sống của mình.

(29) Lưu Hiệp, hiệu 'Hổ', tác giả của bài thơ Văn tâm điêu long.

(30)Ám chỉ năm vị tướng của Lưu Bị.

(31) Giai thoại được ám chỉ ở đây được kể dị bản trong sách Quang sử loại biên dựa trên sách Chiến quốc.

(32) Mã Viên, một vị tướng lớn  người đã đánh chiếm nước Nam, bảo vệ hoàng hậu Trưng và em gái của bà, hai nữ anh hùng nước Nam, một ngày tới thăm viên quan tri phủ một tỉnh biên giới nhỏ tên Công Thôn Thuât. Viên quan này tính tự phụ và bất cần, vờ như một vị vua lớn nói chuyện như vai vế ngang bằng với vua Trung hoa.
Mã Viên sau đó thuật lại với hoàng đế , so sánh mỉa mai Công Thôn Thuật như là con ếch ở dưới đáy giếng, chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của bầu trời đã cho rằng là thấy tất cả.

(33)Đoan Moc là một nhà hiền tài nước Tây Hạ thuộc Ngụy quốc. Ông sống vào thời Uy Liệt nhà Chu (năm 125 trước công nguyên).

(34) Trong Kinh Thi mà câu chuyện nhắc đến không hề có câu hỏi này mà chỉ có chuyện về một hoạn quan phục vụ cho U Vương thời nhà Chu ( năm 781 trước công nguyên ) tên là Hạng Bá bị vu khống nên vua ban chết. Sau này, ông được minh oan, người ta lên án tội ác của kẻ vu khống khủng khiếp đến nỗi đáng ném hắn ta cho thú dữ làm mồi, đến hổ cũng miễn cưỡng mà nuốt thịt hắn.

(35) Con sếu

(36) Một trong ngũ kinh

(37) Đông Qúach một nhạc công nổi tiếng dưới thời vua Uy Liệt nhà Chu (năm 125 trước công nguyên)

(38) Bài thơ nằm trong cuốn Truyền kỳ tân phả.

Nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 58./