cỏ

cỏ

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Ba lan, Tem EUROPA 2014

[Ngày gửi: 13/06/2014 _ Ngày nhận: 15/06/2014]

EUROPA 2014 Ba-lan
Chủ đề
Nhạc cụ truyền thống
Người thiết kế

Ngày phát hành
5/5/2014
Công nghệ in
Offset nhiều màu
Kích thước

Số tem trên tờ
12
Gía mặt
PLN 5.20

Tem EUROPA 2014


EUROPA 2014 IOM
Chủ đề
Nhạc cụ truyền thống
Người thiết kế
Juan Moore
Ngày phát hành
6/1/2014
Công nghệ in
Offset nhiều màu
Kích thước

Số tem trên tờ
10&20
Gía mặt
GPB 0.73



EUROPA 2014 Croatia
Chủ đề
Nhạc cụ truyền thống
Người thiết kế
Sabina Rešić & Zagreb
Ngày phát hành
9/5/2014
Công nghệ in
Offset nhiều màu
Kích thước
35.5x29.82mm
Số tem trên tờ
20
Gía mặt
HRK 3.1&7.6



EUROPA 2014 Greenland
Chủ đề
Nhạc cụ truyền thống
Người thiết kế

Ngày phát hành
20/1/2014
Công nghệ in
Offset nhiều màu
Kích thước

Số tem trên tờ
9 & 50
Gía mặt
DKK 11.5&13.0



EUROPA 2014 Lithuania
Chủ đề
Nhạc cụ truyền thống
Người thiết kế

Ngày phát hành
3/5/2014
Công nghệ in
Offset nhiều màu
Kích thước
35.5x30mm
Số tem trên tờ
10
Gía mặt
Lt 2.45

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Luxembourg, Tem EUROPA 2014

Bưu chính Luxembourg  (Post philately) đã tin tưởng giao cho chuyên gia đồ họa người Luxembourg Pit Weyer thiết kế hai mẫu tem thuộc chủ đề EUROPA 2014. Pit Weyer là một nghệ sỹ nổi tiếng trong cũng như ngoài nước với các họa phẩm đầy sống động và biểu cảm.

*Interview
Thưa ông Weyer, ông đã suy nghĩ gì trước khi bắt tay vào thể hiện tem chủ đề Nhạc cụ này?
Lúc đầu, tôi đã nghiên cứu xem liệu Luxembourg có loại nhạc cụ truyền thống riêng của mình không. Thí dụ như, kèn saxophone được chế tạo bởi một nghệ sỹ người Bỉ tên là Sax. Nhưng, sau khi tham khảo, Luxembourg không có một loại nhạc cụ đặc trưng nào. Vì vây, tôi đã thể hiện nhạc cụ và âm nhạc một cách khái quát nhất, dựa trên nền văn hóa của đất nước mình.
Ngài có thể tả rõ về những con tem này không?
Trong hai tem, một mẫu có phần màu sắc và có vẻ nhộn nhịp hơn mẫu còn lại nên bắt mắt hơn. Con tem thể hiện một nhóm nghệ sỹ trong trang phục những người nông dân đương thời đang chơi bản “Hämmelsmarsch”* với những nhạc cụ truyền thống.
Con tem còn lại, tôi cũng giới thiệu một hình ảnh âm nhạc đặc trưng ở Luxembourg, được biết đến như một nhóm nhạc dân gian trong một ngôi làng nhỏ.
Nguồn: postphilately.lu


* Hämmelsmarsch (marches des moutons) :Những bước đi của bầy cừu, là một điệu nhạc gian gian cổ của Luxembourg.
 


[Ngày gửi: 18/06/2014 _ Ngày nhận: 20/06/2014]


EUROPA 2014
Chủ đề
Nhạc cụ truyền thống
Người thiết kế
Pit Weyer
Ngày phát hành
8/5/2014
Công nghệ in
Offset nhiều màu
Kích thước
35x35mm
Số tem trên tờ
10
Gía mặt
€ 0,60&0,85
*Cước thư hạng nhất nội địa & Âu châu

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Pháp, Tem Thành phố Nancy

Nancy là thủ phủ của tỉnh Meurthe-et-Moselle, nằm ở phía Đông Bắc nước Pháp. Trung tâm thành phố không lớn lắm, trong đó nổi bật nhất là quảng trường Stanislas, bao quảnh bởi tòa thị chính, bảo tàng thành phố, quảng trường Carrière, quảng trường Allience...tạo thành một quần thể kiến trúc cổ điển được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983.

Thành phố ban đầu khá nhỏ chỉ với khu trung tâm thành phố. Sau đó sát nhập thêm một số địa phận xung quanh để trở thành Grand Nancy, với 4 vùng: Nancy-Nord, Nancy-Sud, Nancy-Est, Nancy-Ouest. Mặc dù rất nhỏ, và có thể nói là có phần buồn chán, nhưng với mình Nancy vẫn là một thành phố làm mình cảm thấy lưu luyến nhiều nhất. Không phải nó là một thành phố quá cổ kính và xinh đẹp hay như là một thành phố nhộn nhịp, chỉ đơn giản, nó là thành phố đầu tiên mà mình sinh sống sau khi đặt chân đến nước Pháp. Những bỡ ngỡ, trong cuộc sống, cũng như chuyện học đường  đầu tiên đều diễn ra trên mảnh đất này. Những ngày nắng, những ngày gió, những ngày mưa và ngay cả những ngày đông băng giá, trên những con đường mình đi đến mòn gót giày ấy, chỉ có khi rời xa mới cảm thấy chút luyến tiếc. Qua những mùa hoa Anh đào, hoa Diên vỹ, Tulip cùng đủ những loài hoa chẳng hay tên khác nữa, nở rồi tàn theo tháng ngày....Bầy khỉ Indonesia trong công viên Pépinière mùa này vẫn nhảy nhót vả ngồi ăn hoa quả trên những mỏm đá nhân tạo, bầy vịt trời trong công viên Loisirs gần kí túc mình ở vẫn bơi lội tung tăng trong hồ và đẻ những quả trứng vào các khóm cỏ lau dại nơi lòng sông...và khách du lịch đổ về thành phố mùa này có đông hơn, xóa đi cái vẻ u tịch mỗi buổi mùa đông u ám mình đi qua nơi quảng trường trung tâm này.

[Ngày gửi: 18/6/2014 _ Ngày nhận: 19/06/2014]


2005 Con tem đẹp nhất năm, Nancy
Ngày phát hành
09/05/2005
Ngày thu hồi
25/11/2005
Người thiết kế
Pierre Albuisson
Kích thước tem
100x26mm
(tính cả vignette)
Kích thước bloc
207x95mm
Công nghệ in
Tinh khắc
Gía mặt
€ 0.53
Gía bán bưu chính
€ 3.00

Quảng trường Stanislas được xây dựng từ năm 1751 đến năm 1755, do cựu hoàng Ba Lan Stanislas Leszczynski cho xây dựng để vinh danh con rể mình là vua Louis XV. Quảng trường mang tên Stanislas từ năm 1831, được coi là quảng trường hoàng gia với diện tích khá vuông vức (106x124m) do kiến trúc sư Emmanuel Héré thiết kế.
Hệ thống giao thông công cộng ở Nancy có tên Stan (từ Stanislas) bao gồm hệ thống xe buýt và 2 đường tram (Một có đường sắt và một không(?)).

Vào thời điểm này trong năm (từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 9), buổi tối (khoảng sau 10h), tại quảng trường Stanislas có diễn ra lễ hội ánh sáng trình chiếu lại quá trình lịch sử hình thành từ khi còn trên ý tưởng, đến bản vẽ và sau đó là xây dựng của quảng trường trung tâm.




Ngoại ô thành phố, Vandoeuvre-lès-Nancy



Trung tâm Nancy nhìn từ trên cao.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Chuyện tào lao, Nỗi lòng của tên tuyệt vọng

Nỗi lòng của tên tuyệt vọng

Trịnh Công Sơn, 1972. Thay lời tựa tập nhạc "Tự tình khúc" (*)

Tiếng nói thầm kín của một người nhiều khi suốt cuộc đời không thể nào bày tỏ. Có khi bày tỏ được thì cũng là những tiếng nói dở dang. Có người giấu bặt. Tôi chưa hề quên cái hiệu lệnh muôn đời: "Cái ta đáng ghét". Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi đây, ngoài những ngày hét la to đầy nộ khí, vẫn có những giây phút lui về muốn thở than. Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người.
Mỗi đời sống ẩn giấu một định mệnh. Có những định mệnh đời đời là cây kiếm sắc. Một đôi lần trong giấc mơ tôi, bừng lên những ánh thép đó. Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau. Không ai muốn mình là kẻ tuyệt vọng. Nhưng tôi tự nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều khi sớm mai tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người.
Tôi lại biết thêm rằng, dù là người chiến thắng hay chiến bại, suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi. Hạnh phúc đã ngủ yên trong những ngăn kéo của quên lãng.
Nơi đây, chúng ta đang sống thêm một thứ định mệnh mới. Định mệnh Việt Nam. Thứ định mệnh đã khép lại những nụ cười. Đã dạy dỗ ta những điều mang trá. Thứ định mệnh đêm rao bán ở công viên, trong những ngõ tối, dưới những khung cửa thấp và chật hẹp. Nhưng may mắng thay, vẫn còn làm nở ra, đây đó, những đời người đẹp đẽ.
Tôi không bao giờ nhầm lẫn về sự khổ đau và hạnh phúc. Nhưng tôi thường rơi vào cơn hôn mê trước giấc ngủ. Ở biên giới đó tôi hoảng hốt thấy mình lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Những giây phút như thế vồ chụp lấy tôi mỗi đêm. Khi quanh tôi, mọi người đã yên ngủ. Và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh.
Mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm. Ðời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, vì sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội.



Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọn g và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa kẻ chiến thắng vừa kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.
Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Ðôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cùng học vẽ lại chân dung của nhân loạị Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy trắng tinh khôi chúng tôi không bao giờ còn thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ những đất đai, trên đó đời sống không còn bạo lực.
Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.
Chúng ta đã đấu tranh. Ðang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm người, chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi Người từ khước tước hiệu đó.
Chúng ta đã đấu tranh như một người trẻ tuổi và đã sống mệt mỏi như một kẻ già nua. Tôi đang muốn quên đi những trang triết lý, những luận điệu phỉnh phờ. Ở đó có hai con đường. Một con đường dẫn ta về ca tụng sự vinh quang của đời sống. Con đường còn lại dẫn về sự băng hoại.
Nhân loại, mỗi ngày, đang cố bày biện những tiệm tạp hóa mới. Ðóng thêm nhiều kệ hàng. Người ta bán đủ loại: đói kém, chết chóc, thù hận, nô lệ, vong thân...
Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý.
Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác.
Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.
Trịnh Công Sơn

11/1972

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Úc, Tem Hoa lan 2014


  1. Bee orchid (?) (Caladenia discoidea) : Là một loài thực vật có hoa trong họ Lan, được Lindl. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1839.                                                                                                                                                                                 
  2. Golden rock orchid (Dockrillia striolata ssp.Chrysantha):                                                                                                                                        
  3. Orange Blossom Orchid (Sarcochilus falcatus): là một loài lan đặc hữu của Úc, có từ đảo Queensland đến Victoria. Đây là loài điển hình của chi Sarcochilus.                                                                                                                                                  
  4. Shirt Orchid (Thelymitra campanulata): là loài thực vật có hoa trong họ Lan, được Lindl. miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1840.                                                                                                                                                                                               


[Ngày gửi:??? _Ngày nhận: 07/06/2014]

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Séc, Tem Định lý lớn Fermat,

Định lý lớn Fermat

Định lý cuối của Fermat (hay còn gọi là Định lý lớn Fermat) là một trong những định lý nổi tiếng trong lịch sử toán học. Định lý này phát biểu như sau:
Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.
Định lý này đã làm hao mòn không biết bao bộ óc vĩ đại của các nhà toán học lừng danh trong gần 4 thế kỉ. Cuối cùng nó được chứng minh bởi Andrew Wiles năm 1993 sau gần 8 năm ròng nghiên cứu, phát triển chứng minh các giả thiết có liên quan.

Lịch sử chứng minh định lý lớn Fermat:

Cho tới đầu thế kỷ 20 các nhà toán học chỉ chứng minh định lý này là dúng với n=3, 4, 5, 7 và các bội số của nó. Nhà toán học người Đức Ernst Kummer đã chứng minh định lý này là đúng với mọi số nguyên tố tới 100 (trừ 3 Số nguyên tố phi chính quy là 37, 59, 67).

Quá trình giải của Andrew Wiles:

Tháng 5 năm 1993, Wiles khoe với vợ của mình là đã giải thành công.
Tháng 6 năm 1993, "Elliptic Curves and Modular Forms", Wiles lần đầu tiên công bố là ông đã giải được Định lý lớn Fermat.
Trong tháng 7 và tháng 8 năm 1993, Nick Katz, đồng nghiệp của Wiles tại Đại học Princeton, trao đổi email với ông về những điểm chưa hiểu rõ, trong đó nhắc rằng trong chứng minh của ông có 1 sai lầm căn bản.
Tháng 9 năm 1993, Wiles nhận ra chỗ sai và cố gắng sửa. Trong ngày sinh nhật của vợ ông, ngày 6 tháng 10, bà nói chỉ cần quà sinh nhật là một chứng minh đúng, thế nhưng, dù đã cố gắng hết sức, Wiles vẫn không làm được.
Tháng 11 năm 1993, ông gởi email công bố là có trục trặc trong phần của chứng minh đó của mình.
Sau nhiều tháng thất bại trong việc tìm hướng giải quyết, Wiles sắp chịu thua. Trong tuyệt vọng, ông yêu cầu giúp đỡ. Richard Taylor, một sinh viên cũ của ông, đã tới Princeton cùng nghiên cứu với ông.


Andrew Wiles
Ba tháng đầu 1994, ông cùng Taylor tìm mọi cách sửa chữa vấn đề nhưng vô hiệu.
Tháng 9 năm 1994, ông quay lại nghiên cứu một vấn đề căn bản mà chứng minh của ông được xây dựng dựa trên đó.
Ngày 19 tháng 9 năm 1994 phát hiện cách sửa chữa chỗ trục trặc đơn giản và đẹp, dựa trên một cố gắng chứng minh đã làm 3 năm trước. Sau khi coi lại cẩn thận, ông mừng rỡ nói với phu nhân là đã làm được.
Tháng 5 năm 1995 đăng lời giải trên Annals of Mathematics (Đại học Princeton).
Tháng 8 năm 1995 hội thảo ở Đại học Boston, giới toán học công nhận chứng minh là đúng.
Helen G. Grundman, giáo sư toán trường Bryn Mawr College, đánh giá tình hình của cách chứng minh đó như sau:

"Tôi nghĩ là ta có thể nói, vâng, các nhà toán học hiện nay đã bằng lòng với cách chứng minh Định lý lớn Fermat đó. Tuy nhiên, một số sẽ cho là chứng minh đó của một mình Wiles mà thôi. Thật ra chứng minh đó là công trình của nhiều người. Wiles đã có đóng góp đáng kể và là người kết hợp các công trình lại với nhau thành cái mà ông đã nghĩ là một cách chứng minh. Mặc dù cố gắng khởi đầu của ông được phát hiện sau đó là có sai lầm, Wiles và người phụ tá Richard Taylor đã sửa lại được, và nay đó là cái mà ta tin là cách chứng minh đúng Định lý lớn Fermat."
"Chứng minh mà ta biết hiện nay đòi hỏi sự phát triển của cả một lãnh vực toán học chưa đuợc biết tới vào thời Fermat. Bản thân định lý được phát biểu rất dễ dàng và vì vậy xem ra có vẻ đơn giản một cách giả tạo; bạn không cần biết rất nhiều về toán để hiểu bài toán. Tuy nhiên, để rồi nhận ra rằng, theo kiến thức tốt nhất của bạn, cần phải biết rất nhiều về toán mới có thể giải được nó. Vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp rằng liệu có hay không một cách chứng minh Định lý lớn Fermat mà chỉ liên quan tới toán học và các phương pháp đã có vào thời Fermat. Chúng ta không có cách nào trả lời trừ phi ai đó tìm ra một chứng minh như vậy."

Giả thuyết tổng quát:

Phương trình:
x1n + x­2n + ... +xkn = zn với n ≥ 3, k≥2.
hoặc tổng quát hơn:
x1n1 + x2n2 + ... +xknk = zn với ni ≥ 3, k≥ 2, n>k.
không có nghiệm nguyên khác không.


Giả thuyết tổng quát này hiện vẫn chưa được chứng minh, kiểm chứng.
[Nguồn: wikipedia]


[Ngày gửi: 03/06/2014 _ Ngày đến: 05/06/2014]


2000 World year of Mathematics
Ngày phát hành
31/05/2000
Người thiết kế
Zdenek Ziegler
Kích thước tem
40x23mm
Số tem trên tờ
50
Công nghệ in
Tinh khắc