cỏ

cỏ

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Pháp, Tem Mặt nạ kịch.



Tên bộ tem
Mặt nạ kịch
Ngày phát hành
07-10-2013
Người thiết kế
Stéphane Humbert-Basset
Khuôn khổ tem
Bloc 6 tem 105x143mm
Số bản in
850 000
Tem in offset và tinh khắc
  





Mặt nạ Kịch Noh


Mặt nạ trong kịch Nō (能面 nō-men (năng diện) hay 面 omote (diện)) đều có tên riêng.
Thường chỉ có shite, diễn viên chính, mới đeo mặt nạ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tsure cũng có thể đeo mặt nạ, đặc biệt là với vai nữ. Mặt nạ kịch Nō vẽ chân dung của phụ nữ hay những nhân vật không phải người (thần thánh, quỷ, hay động vật). Cũng có vài mặt nạ kịch Nō để diễn tả trẻ con hay người già. Mặc khác, diễn viên không đeo mặt nạ đóng vai đàn ông trưởng thành ở 20, 30 hay 40 tuổi. Diễn viên phụ waki không đeo mặt nạ.
Vài loại mặt nạ, đặc việt là cho vai nữ, được thiết kế để chỉ cần một sự điều chỉnh nhẹ ở vị trí đầu cũng có thể biểu lộ nhiều cảm xúc như sợ hãi hay đau buồn nhờ vào ánh sáng và góc độ hướng đến khán giả. Với những mặt nạ lộng lẫy cho thần thánh hay quỷ, thường không thể thể hiện cảm xúc. Tuy vậy, thông thường, những nhân vật này không được yêu cầu phải thay đổi biểu lộ cảm xúc trong toàn buổi diễn, hay thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Những mặt nạ Nō hiếm nhất và giá trị nhất thậm chí không được lưu giữ ở các bảo tàng Nhật Bản, mà trong các bộ sưu tập cá nhân của hiệu trưởng (iemoto) các trường dạy kịch Nō; những báu vật này chỉ được trưng bày cho một thiểu số người xem và hiếm khi được mang ra biểu diễn. Nó không làm hư hại gì khi đem ra nghiên cứu và đánh giá mặt nạ kịch Nō, vi truyền thống đã để lại vài trăm tiêu chuẩn thiết kế mặt nạ khác nhau, có thể phân thành một một tá các thể loại.






Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Séc, Sê-ri Tem thiên nhiên,

[2004 Parrots]

[2005 Protected Flora and Fauna of the Sudetes]

[2007 The White Carpathian Mountains(Protected by UNESCO)]

[2008 UNESCO Biosphere Reserve]

[2009 Nature Protection - The Krivoklatsko Region]

[2010 Nature Protection - The Lower Morava - A UNESCO Biosphere Reserve]


[2011 Sumava UNESCO Biosphere Reserve]

[2012 Flowers - Orchids]

[2013 Nature Protection - Karlštejn Region]






Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Canada, Se-ri Tem hoa,

[1999 The 16th World Orchid Conference, Vancouver]

[2001 Canadian Roses]

[2006 Definitive - Flowers]

[2007 Definitive - Flowers]

[2007 Flowers - Lilacs]

[2008 Peonies]

[2009 Rhododendrons]

[2010 Flowers - African Violets]


[2010 Flowers]


[2011 Flora - Sunflowers]

[2012 Flowers - Daylilies]

[2014 Flowers - Roses]


[Ngày gửi:14/04/2014  ___ Ngày nhận: 18/04/2014]

Chuyện tào lao, Tục ngữ - Ca dao về rắn.

1. “Lươn nạp mình cho rắn”: Xuất phát từ hiện tượng thực cứ đến ngày “mồng năm tháng năm” hàng năm, lươn dù lớn dù bé cứ gặp rắn là mềm nhũn ra không bò được nên bị rắn bắt. Dân gian dùng hiện tượng này để ám chỉ những kẻ không hiểu sao lại tự dưng đem nạp mình cho kẻ khác vô điều kiện.
2. “Theo đóm ăn tàn”: Nghĩa đen của nó xuất phát từ thói quen bản năng của loại rắn mái gầm: loài rắn ngủ ngày, ăn đêm, đặc biệt thích nhấm nháp chất tro tàn, nhất là tro tranh. Các nhà khoa học giải thích là rắn thích theo đốm lửa, tầm nhiệt để săn mồi (chuột, nhái, cóc …). Nghĩa bóng của thành ngữ này nói về kẻ dựa hơi, cơ hội để hưởng lợi. Trong xã hội có lắm kẻ cơ hội ăn theo, thực ra thì bọn họ chả có tài cán gì, chỉ là một lũ “vẽ rồng vẽ rắn” nhưng nhờ có được chút quyền lực mà tha hồ thu vén quyền lợi cho cá nhân hoặc cho lợi ích nhóm.
3. “Mái rầm tại chỗ, rắn hổ về nhà”: Ngụ ý rằng ai mà bị hai loài rắn độc này cắn không sớm thì muộn cũng tiêu đời.
4. “Vào nhà rắn rồng, ra đồng hổ ngựa”: Rắn rồng thường chui vào mái nhà để trú nắng và bắt chuột. Còn ở ngoài đồng thì rắn hổ ngựa phóng nhanh để đuổi theo con mồi. Nghĩa bóng ám chỉ mỗi loài trên thé gian này có ưu thế và tập tính khác nhau.
5. “Rắn đổ nọc cho lươn”: Lươn sống chui rúc trong hang, bãi bùn, ao hồ, lươn hiền lành không cắn người và nhẫn nhịn. Còn rắn vừa có nọc độc, vừa cắn người là săn bắt các con vật khác. Có lẽ do ngoại hình hai con vật này na ná như nhau nên dân gian mượn hình tượng này để có ý nhắc nhở người hiền coi chừng có khi bị kẻ xấu đổ vạ hoặc lên án kẻ ác đã gây tội lại còn đổ cho người khác. Nhân dân ta có câu tương tự: “Gắp lửa bỏ tay người” hoặc “Ngậm máu phun người” để ám chỉ loại người này.



6. “Miệng hùm nọc rắn”: Hùm là loại thú dữ, rắn là loài có nọc độc giết người. Thành ngữ này mượn hình ảnh loài vật dữ để ám chỉ những kẻ thâm độc, hiểm sâu.
7. “Đầu rồng đuôi rắn”: Xuất phát từ trò chơi dân gian "rồng rồng, rắn rắn" mà từ đó hình thành thêm nghĩa bóng chỉ hình thức dài dòng, lộn xộn, không nhất quán…
8. “Thẳng như rắn bò”: Chỉ những người thẳng thắn, không bị khuất phục - “Cây ngay không sợ chết đứng”. Nhưng trong đấu tranh xã hội, lắm người vì nói thẳng nói thật - “Sự thật mất lòng” mà bị trù dập. Trong một xã hội toàn những kẻ “Miệng hùm nọc rắn” thâm độc, hiểm sâu thì tiếng nói, số phận của những người thẳng thắn chẳng khác gì tiếng “Oai oái như nhái phải rắn”.
9. “Thao láo như mắt rắn ráo”: Dân gian lấy hình ảnh mắt rắn ráo mở to, láo liên để tìm mồi để ám chỉ những kẻ có đôi mắt thao láo một cách khả nghi cần đề phòng.
10. “Oai oái như nhái phải rắn”: Chỉ tình trạng kêu la luôn mồm, một cách thảm thiết giống như con nhái bị rắn bắt.
11. “Rắn đến nhà, không đánh thành quái”: Rắn là loài vật dữ, khi vào nhà thì phải đánh để khỏi gây hại - ý nói kẻ ác độc, mưu mô, thâm hiểm thì ta phải diệt trừ ngay để nó không gây hại cho mình.
12. “Rắn già rắn lột, người già cột vào săng”: Có câu chuyện cổ dân gian lý giải rằng ngày xưa người và rắn  cùng chung sống, “dân số” ngày một đông, hết đất sống. Để cân bằng trở lại một ngày kia, Ngọc Đế sai Thiên Lôi xuống truyền lệnh rằng: “Người già người lột, rắn già cột vào săng”, không hiểu sao, rắn biết được và tìm cách “mua chuộc” Thiên Lôi, khi đến hạ giới Thiên Lôi lại phán ngược lại. Và thế là, người già, người chết, rắn già thì rắn lột da. Ngẫm ra câu nói dân gian trên vừa phản ánh một hiện tượng tự nhiên vừa mang tính triết lý sâu sắc. Rắn già thì lột xác để tiếp tục phát triển, người già thì ngày càng tàn lụi rồi chết.
13. “Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra”:  Cóc nhái sống trong hang luôn là đối tượng luôn bị rắn rình mò để ăn thịt nên chúng không thể cộng sinh với nhau được. Thành ngữ này nói lên một quy luật của cuộc sống: trong xã hội ai cũng tránh người hung ác, hiểm độc như rắn rết hoặc khi kẻ dữ đến thì kẻ yếu đuối hơn phải dời đi nơi khác.
14. “Nọc người bằng mười nọc rắn”: Nọc rắn độc là điều hiển nhiên nhưng “nọc người” thì thật đáng sợ hơn nhiều lần. Nọc người là những mưu mô, toan tính, thủ đoạn… mà con người dùng để hại nhau một cách độc ác, nham hiểm khó lường. Dân gian cũng nói về điều này bằng câu: “Dò sông dò biển dễ dò/ Có ai lấy thước mà đo lòng người” 
15. “Cõng rắn cắn gà nhà”: Ý nghĩa chung hàm chỉ hành động đem kẻ ác, kẻ nham hiểm đến làm hại người thân của mình, và hiểu rộng ra, đó là hành động phản bội đồng bào, đưa giặc vào giày xéo Tổ quốc thân yêu của mình.
16. “Nói con rắn trong lỗ bò ra”: Nói năng ngọt ngào, có sức hấp dẫn, thuyết phục đến mức ai cũng phải nghe theo.
17. “Đánh rắn đánh đằng đầu”: Xuất phát từ kinh nghiệm dân gian cho rằng khi đánh rắn thì đánh ngay đầu, rắn sẽ bị tê liệt không còn khả năng lao tới tấn công lại. Nghĩa bóng nhằm nêu bài học cho con người khi tấn công đối phương thì phải biết ra đòn chí mạng, đánh đúng chỗ, trúng nơi đầu não của kẻ thù. để khỏi bị báo thù.
18. “Rắn khôn dấu đầu”: Ý nói người khôn ngoan biết bảo vệ, giữ gìn, che dấu những gì là hiểm yếu nhất của mình không để cho đối phương phát hiện.
19. “Vẽ rắn thêm chân”: Chỉ những việc làm không cần thiết, thừa thải phản tác dụng.
20. “Len lét như rắn mùng năm”: Theo dân gian, ngày năm tháng năm âm lịch là ngày “diệt sâu bọ”. Tục truyền rằng ngày xưa vào mồng năm tháng năm, người ta thường đi tìm rắn rết sâu bọ để giết vì họ coi chúng là loài tai ác, gây hại. Chả thế mà trong ngày mùng năm tất cả các con rắn đều nép mình ở trong hang không dám ngóc đầu lên (len lét) vì sợ bị giết chết hoặc trốn đi biệt tăm hết cả. Thành ngữ này chỉ thái độ và diện mạo của những người hay sợ sệt nói chung. Thường đó là thái độ của những người nhu nhược sợ sệt do thiếu bản lĩnh trong cuộc sống.          
21. “Rắn mất đầu”: Rắn mất đầu thì không hoạt động được, ám chỉ người lãnh đạo tối cao đã mất, thì bộ phận bên dưới không làm được gì.
22. “Hùm tha rắn cắn”: Tha ở đây có nghĩa là tha thứ, loại ra không sử dụng. Thành ngữ này tương ứng với câu "Quan tha ma bắt": người mà bị hùm chê trở về nhà thì sớm muộn gì cũng bị rắn cắn chết, hàm ý nói con người gặp vận hạn thì thoát được chuyện này cũng sẽ gặp nạn khác.
23. “Khẩu Phật tâm xà”: Nhằm ám chỉ kẻ đạo đức giả, miệng nói thương người nhưng lòng dạ ác hiểm, hãm hại kẻ khác.
24. “Khẩu xà tâm Phật”: Nhằm chỉ kẻ ngoài miệng bốp chát nóng nảy chửi bới lung tung có vẻ dữ dằn nhưng bản chất bao dung, lòng dạ thẳng ngay, nhân đức.
25. “Xà cung thạch hổ”: Đây là thành ngữ Hán Việt nhằm chỉ những kẻ hay nghi ngờ: thấy cánh cung cong nghi là con rắn, thấy hòn đá ngờ là cọp dữ. Sự thật trước mắt nhưng không tin tưởng, lúc nào cũng hoài nghi quàng xiên.



26. “Áp rắn vào ngực”: Rắn là loài độc hại mà đem áp vào ngực, có ngày bị nó cắn mạng vong - đồng nghĩa với câu "nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà" - ám chỉ sự lầm lẫn trước việc thiếu cảnh giác, đem họa vào thân.
27. “Rắn không chân rắn bò khắp rú/ Gà không vú răng nuôi đặng chín mười con” (Ca dao): Ca ngợi những kẻ bản lĩnh, vượt khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
28. “Con công ăn lẫn với gà/ Rồng kia rắn nọ, xem đà sao nên” (Ca dao): Phản ảnh quan niệm lạc hậu về môn đăng hộ đối không còn phù hợp nữa.
29. “Con chi rọt rẹt sau hè/ Hay là rắn mối tới ve chuột chù? ” (Ca dao): Phản ảnh (có khi là chế giễu) những cảnh ngộ, tình huống oái oăm, thiếu sự đăng đối nhưng cũng đáng được cảm thông.
30. “Sư hổ mang”: Thành ngữ chỉ hạng người khoác áo là nhà sư nhưng thực chất là hạng người ham sắc dục.



                                                                                                                        (Sưu tầm)

Đức, Tem phổ thông Hoa,



Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Việt Nam. Tem Ếch cây 2014

         Ếch cây Pu-ơ (Rhacophorus puerensis) : Là loài đặc hữu của vùng phía Tây tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phân bố ở các rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, trên đồng cỏ, đầm nước ngọt hay đầm lầy nước ngọt. 
Phân loại theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN): không đủ dữ liệu (DD).

Ếch cây Trung bộ (Rhacophorus annamensis): Loài ếch cỡ lớn, dài thân con đực tầm 72mm, con cái 87mm (có cá thể tới 110mm). Thân màu nâu nhạt, nâu thẫm hay xám nhạt, đôi khi có thêm những chấm đen hoặc vết màu vàng, nâu, đỏ hay xanh. Màu sắc của loài ếch này thay đổi giữa ban ngày và ban đêm. Chân tay có màng. Ếch con có màu khác hẳn bố mẹ. Rời nước lên cạn chúng có màu xám nhạt hay trắng hoàn toàn với những đốm đen lớn sẽ mờ dần đi khi trưởng thành. Thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng.
Sống phân bố ở các rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ẩm vùng đất thấp, rừng núi ẩm nhiệt đới, sông ngòi vùng núi Trung bộ Việt Nam và miền Đông Campuchia.
Phân loại của IUCN năm 2006: bị đe dọa, sắp nguy cấp (VU B2 ab(iii)) do sư phân bố rải rác đơn lẻ và môi trường sống tương thích ngày càng giảm.


    Ếch cây rô-bớt (Rhacophorus robertingeri): Hay còn gọi là Ếch cây cựa. Dài thân con đực 41mm, con cái 59mm, màu sắc rất thay đổi, không có sự khác biệt giữa con đực và con cái. Bên sườn có những đốm to màu cam hay vàng nhạt. Bụng màu xám vàng, thay đổi tông độ theo ngày và đêm. Phía cuối cẳng chân có một mẩu gai lồi giống cựa. Ăn các loài côn trùng.
Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10.
Là loài ếch sống ở Việt Nam, được tìm thấy ở dãy Trường Sơn thuộc các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, ưa sống nơi bóng dâm có lớp phủ thực vật rậm rạp gồm dương xỉ, cọ, dây leo…

                           Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006


       Ếch cây Kio (Rhacophorus kio): Là loài ếch cây khá lớn, dài thân con đực từ 58-79mm, mặt trên lưng và đầu màu xanh dương hay xanh lá với đốm trắng, bụng vàng tươi, có đốm đen lớn trên nền vàng ở hai bên nách, bàn chân có màng, gót chân có nếp da nhọn. Thức ăn gồm sâu non, cánh màng, kiến…
Sinh sản từ đầu tháng 4 cho tới hết tháng 8.
Ếch cây kio sống phân bố ở các rừng mưa nhiệt đới ở phía Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan, miền Đông Ấn Độ, Việt Nam và Campuchia.
 Phân loại theo IUCN: bị đe dọa, sắp nguy cấp (VU B2 ab(iii)).


  Ếch cây màng bơi đỏ (Rhacophorus rhodopus): Con đực có chiều dài thân 40mm, con cái khoảng 56mm. Ban ngày có màu nâu vàng hay nâu xám, ban đêm ếch chuyển thành màu đỏ thẫm, bụng màu vàng rực.
Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 tới tháng 12, tập trung chủ yếu từ tháng 4 tới tháng 6.
 Sống phân bố trong các rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ẩm, vùng đất thấp, các vùng đầm lầy nước ngọt ở phía Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ, Miến Điện, Campuchia, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Phân loại của IUCN: ít quan tâm (LC).


(Ngày gửi: 1/4/2014 / Ngày đến: 15/4/2014) 
(Ngày gửi: 1/4/2014 / Ngày đến: 15/4/2014) 

(Ngày gửi: 1/4/2014 / Ngày đến: 24/4/2014) 



Bộ tem
Ếch cây
Mã số danh mục
1045
Họa sỹ thiết kế
Tô Minh Trang & Vũ Kim Liên
Ngày phát hành
01/04/2014
Khuôn khổ tem
43x32mm
Số mẫu tem
5 mẫu tem:
-Mẫu giá mặt 3000VND: Ếch cây Pu-ơ
-Mẫu giá mặt 4500VND: Ếch cây Trung bộ
-Mẫu giá mặt 6000VND: Ếch cây Rô-bớt
-Mẫu giá mặt 8000VND: Ếch cây Kio
-Mẫu giá mặt 10000VND: Ếch cây màng bơi đỏ


Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Pháp, Ngụ ngôn La Fontaine

Chó sói và Chiên non,



Kẻ mạnh, cái lẽ vẫn già
Chuyện này tức khắc giải ra rõ ràng.

Dòng suối trong, Chiên đang giải khát
Dạ trống không, Sói chợt tới nơi
Đói, đi lảng vảng kiếm mồi,
Thấy Chiên, động dại bời bời thét vang:

- Sao mày dám cả gan vục mõm
Làm đục ngầu nước uống của ta?
Tội mày phải trị không tha!
Chiên con sửng sốt thưa qua mấy lời:
- Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận,
Xét lại cho tường tận kẻo mà...
Nơi tôi uống nước quả là
Hơn hai chục bước cách xa dưới này
Chẳng lẻ kẻ hèn này có thể
Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên.
Con quái ác lại gầm lên:
- Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là
Mày còn nói xấu ta năm ngoái.
- Nói xấu ngài, tôi nói xấu ai
Khi tôi còn chửa ra đời
Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành.
- Không phải mày thì anh mày đó !
- Quả thật tôi chẳng có anh em.
- Thế thì một mống nhà chiên
Quân bay có đứa nào kiềng sói đâu
Chiên, chó, người, cùng nhau một thói
Họ mách ta, ta phải báo thù.

Dứt lời, tha tận rừng sâu

Sói nhai Chiên nhỏ, chẳng cầu đôi co.
[Nguồn: Internet]


LE LOUP ET L'AGNEAU



La raison du plus fort est toujours la meilleure :
            Nous l'allons montrer tout à l'heure .
            Un Agneau se désaltérait
            Dans le courant d'une onde pure.
Un Loup survient à jeun, qui cherchait aventure,
       Et que la faim en ces lieux attirait.
Qui te rend si hardi  de troubler mon breuvage ?
            Dit cet animal plein de rage :
Tu seras châtié de ta témérité.
Sire, répond l'Agneau, que Votre Majesté
            Ne se mette pas en colère ;
            Mais plutôt qu'elle considère
            Que je me vas désaltérant
                         Dans le courant,
            Plus de vingt pas au-dessous d'Elle ;
Et que par conséquent, en aucune façon,
            Je ne puis troubler sa boisson.
Tu la troubles, reprit cette bête cruelle,
Et je sais que de moi tu médis l'an passé.
Comment l'aurais-je fait si je n'étais pas né ?
       Reprit l'Agneau ; je tette encor ma mère
            Si ce n'est toi, c'est donc ton frère.
       Je n'en ai point. C'est donc quelqu'un des tiens :
            Car vous ne m'épargnez guère,
            Vous, vos Bergers et vos Chiens.
On me l'a dit : il faut que je me venge."
           Là-dessus, au fond des forêts
            Le loup l'emporte et puis le mange,
            Sans autre forme de procès.
           

Séc, Tem hoa phổ thông,


HỌ CÚC

Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae hay Compositae), còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi khoa học của họ này có từ chi Aster (cúc tây) và có từ nguyên từ gốc tiếng Hy Lạp mang nghĩa ngôi sao-hình dáng của bông hoa trong các loài của nó, được điển hình hóa thành tên gọi phổ biến chung là hoa cúc. Họ Asteraceae là họ lớn thứ nhất hoặc thứ hai trong ngành Magnoliophyta, chỉ có họ Phong lan (Orchidaceae) là có thể có sự đa dạng lớn hơn, với khoảng 25.000 loài đã được miêu tả. Họ này theo các định nghĩa khác nhau chứa khoảng 900-1.650 chi và từ 13.000-24.000 loài. Theo dữ liệu của Vườn thực vật hoàng gia Kew mà APG II trích dẫn, họ này chứa 1.620 chi và 23.600 loài và như thế thì nó lại là họ đa dạng nhất, do cũng theo dữ liệu của Kew thì họ Lan chỉ có khoảng gần 22.000 loài. Các chi lớn nhất là Senecio (1.500 loài), Vernonia (1.000 loài), Cousinia (600 loài), Centaurea (600 loài). Định nghĩa các chi thường có vấn đề và một số chi thường xuyên bị chia nhỏ thành các nhóm nhỏ hơn.
Họ Asteraceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới.

Đặc điểm

Các loài thuộc về họ Cúc phải chia sẻ mọi đặc trưng sau (Judd và những tác giả khác, 1999). Không có đặc điểm nào trong số này, được trích ra riêng rẽ, có thể coi là được chia sẻ bởi hai hay nhiều nhóm thuộc cùng nhánh (synapomorphy).
Cụm hoa: Cụm hoa dạng đầu
Bao phấn hữu tính, tức là với các nhị hoa kết hợp lại với nhau tại các gờ của chúng bởi các bao phấn, tạo thành ống
Bầu nhụy với sự phân bổ cơ bản của các noãn hoa
Các noãn hoa trên một bầu nhụy
Mào lông (chùm lông trên quả)
Quả là loại quả bế (tạo thành từ một lá noãn và không nẻ ra khi chín).
Các sesquiterpen có mặt trong tinh dầu, nhưng không có các iriđôit.

Một cụm hoa dạng đầu điển hình trong họ Cúc (ở đây là Bidens torta) chỉ ra các hoa riêng rẽ.
Đặc trưng phổ biến và chung nhất của các loài này là trong cách nói thông thường gọi là "hoa", là cụm hoa hay cụm hoa hình đầu (đúng ra là hoa hình giỏ (lam trạng hoa tự); là một cụm dày dặc của nhiều hoa nhỏ, thông thường gọi là các chiếc hoa (nghĩa là "các hoa nhỏ").

Các loài trong họ Cúc thông thường có một hoặc cả hai loại hoa con. Vòng ngoài của cụm hoa hình đầu tương tự như ở hoa hướng dương được cấu thành từ các hoa con có dạng cánh hoa dài, được gọi là lưỡi bẹ; chúng là hoa tia. Phần bên trong của đầu cụm hoa (hay đĩa) được hợp thành từ các hoa nhỏ với các cánh hoa hình ống; chúng là các hoa đĩa hay hoa phễu hoặc hoa ống. Thành phần của các hoa họ Cúc dao động từ hoa toàn tia (tương tự như ở các loài bồ công anh, chi Taraxacum) tới hoa toàn đĩa (tương tự như ở các loài cỏ dứa).

Bản chất hỗn hợp của các cụm hoa của các loài thực vật này đã làm cho các nhà phân loại học thời kỳ đầu gọi họ này là họ Compositae (từ chữ composit - nghĩa là kép, hợp, phức). Mặc dù các quy tắc quản lý cách đặt tên gọi cho các họ thực vật thông báo rằng tên gọi phải xuất phát từ chi điển hình, trong trường hợp này là Aster, và vì thế sẽ là Asteraceae. Tuy nhiên, tên gọi đã thịnh hành trước đây Compositae vẫn được chấp nhận như là tên gọi khác cho họ này (ICBN Điều. 18.6).

Các chi trong họ này được chia thành 13 tông. Chỉ có một trong số 13 tông này là Lactuceae, có thể là có đủ khác biệt để có thể coi là một phân họ (phân họ Cichorioideae); các tông còn lại, phần lớn là chồng ghép lẫn nhau, được đưa vào phân họ Asteroideae (Wagner, Herbst và Sohmer, 1990).
[Nguồn: wikipedia]






CHI LOA KÈN


Loa kèn, loa kèn thực thụ (danh pháp khoa học: Lilium) là một chi thực vật có hoa thân thảo mọc từ củ. Phần lớn các loài có nguồn gốc ôn đới Bắc bán cầu. Chúng bao gồm một chi với khoảng 110 loài trong họ Loa kèn (Liliaceae).
Chi này là loài cây hoa vườn quan trọng. Ngoài ra, họ rất quan trọng về văn hóa và văn học trong nhiều thế giới. Một số loài đôi khi được trồng hoặc thu hoạch cho củ ăn được.
Các loài trong chi này là hoa loa kèn thật sự. Nhiều cây khác có tên "hoa loa kèn" trong cách gọi thông thường, một số trong đó là khá không liên quan đến hoa loa kèn thật sự.
 [Nguồn: wikipedia]





HỌ ANH THẢO

Họ Anh thảo hay họ Báo xuân (danh pháp khoa học: Primulaceae) là một họ trong thực vật có hoa. Họ này hiện tại được hệ thống APG III công nhận chứa 58 chi, bao gồm khoảng 2.590 loài, trong đó một số loài hoa hoang dại cũng như một số loài hoa được ưa thích trồng trong vườn.
Cây mọc từ củ hình cầu, phát triển đạt 5-15cm chiều cao. Hoa được thụ phấn, hạt được phát tán bởi các loài côn trùng như kiến…
Hoa nở vào mùa hè và đầu thu, mang mùi thơm dễ chịu.