cỏ

cỏ

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Séc Tem thực vật 1997

  1. Erythronium dens-canis (Tem 3.6Kc): Thuộc Họ Loa kèn (Liliaceae). Miêu tả khoa học lần đầu năm 1753. Cây có nguồn gốc từ các dãy núi Âu châu và Á châu (Nga, Thổ-nhĩ-kỳ). Tên của loài cây này có nguồn gốc từ tiếng Hy-lạp, Eruthros có nghĩa là màu đỏ (màu của hoa và của các đốm trên lá). Cây cao từ 10 đến 20cm, nở hoa từ tháng Ba tới tháng Sáu.                                                                                                                                     
  2. Calla palustris (Thủy vu) (Tem 4Kc): Thuộc họ Ráy (Araceae).Được miêu tả khoa học lần đầu năm 1753. Cây sống ở các vùng ôn đới và hàn đới, các đầm lầy ở Bắc bán cầu. Cây ra hoa từ tháng 6 cho tới tháng 8.                                                                                                                                                                                                              
  3. Hài Vệ nữ (Cypripedium calceolus)(Tem 5Kc): Thuộc họ Phong lan, chi Lan hài. Ra hoa từ tháng 5 tới tháng .                                                                                                                                                                                                                          
                                 
  4. Diên vỹ pumila (Iris pumila) (Tem 8Kc): Thuộc họ Diên vỹ (Irisdacées). Cây có nguồn gốc từ Á châu và trung Âu. Cây cao từ 10 tới 20cm, ra hoa từ tháng 4 cho tới tháng 5 với nhiều màu hoa khác nhau.                                                                         

Ngày phát hành
12/03/1997
Người thiết kế
Libuše a Jaromír Knotkovi
Kích thước tem
23x30mm
Công nghệ in
Tinh khắc




[Ngày gửi: 23/05/2014 _ Ngày đến: 26/05/2014]

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Andorre, Tem hoa 2013

Anh túc ngô (Ngu mỹ nhân),

[Papaver Rhoeas]

Thuộc họ Anh túc, hay họ Á phiện (Papaveveraceae). Hoa Anh túc ngô có màu đỏ tươi. Trong nghệ thuật trường phái Ấn tượng, rất nhiều họa sỹ đã lấy loài hoa này để làm cảm hứng cho bức họa của mình, như là Claude Monet. Đây là loài vây có nguồn gốc từ Bắc Phi và Á Âu, thường mọc trên các đồng cỏ lớn hay ven đường. 

<Les conquelicots, Claude Monet, 1873, Musée d'Orsay, Paris>

Là một cây mọc hàng năm từ gốc, thân có lông. Lá đơn có dạng thùy hay dạng lông chim, hay bị phân chia nhiều hơn và không có lá kèm. Cây cao từ 30 tới 120cm, ưa nắng và phát triển mạnh trên đất đá vôi. 
Cây thuộc dạng lưỡng tính, được thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, mặc dù chúng không có mật hoa. Về cơ bản, hoa có sự tách bạch giữa đài hoa và tràng hoa. Các hoa có kích thước trung bình hay lớn, màu đỏ sặc sỡ. Hoa không mùi và cân đối. Mùa ra hoa kéo dài từ tháng Năm cho tới tháng Chín. 
Khi bị cắt, Anh túc ngô chảy ra nhựa mủ như phần lớn các cây thuộc họ Anh túc. 


Anh túc ngô có tác dụng gây ngủ nhờ chất alkaloid. Các cánh hoa khô thường được dùng trong trà thảo dược với tác dụng an thần nhẹ. Hạt của Anh túc ngô đôi khi được sử dụng trong việc nướng bánh mỳ và tạo hương vị.




Ngày phát hành
07/09/2013
Người thiết kế
CALVENTE Angel
Kích thước tem

Công nghệ in
Offset có tráng keo


Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Bồ Đào Nha, EUROPA 2014

Ngày gửi: 13/05/2014 _ Ngày đến: 20/05/2014



Slovakia, EUROPA 2014




Ngày gửi: 13/05/2014 _ Ngày đến: 21/05/2014

EUROPA 2014
Chủ đề
Nhạc cụ truyền thống
Người thiết kế
 Kamila Štanclová
Ngày phát hành
5/5/2014
Công nghệ in

Kích thước
26.5x44.1mm
Số tem trên tờ
8
Gía mặt
€ 0,90

[Bên trong thư]

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Séc, Europa 2014

Kèn túi,

Kèn túi (Dudy) là loại nhạc cụ dân gian truyền thống phổ biến, từng được biết đến qua các sự kiện lịch sử ở Hy Lạp cổ đại. Ban đầu, nó được chế tạo đơn giản bằng đồng, thứ kim loại đã xuất hiện từ 4000 năm trước đó ở Ai cập và vùng cận Á. Từ đó, nó theo chân các mục đồng cũng như người lính trong các cuộc chiến tranh Á-Thổ, dần dần phổ biến ở Âu châu với tên gọi khác nhau cũng như những thay đổi, cải tiến.






[Ngày gửi: 14/5/2014 _ Ngày đến: 21/5/2014]

EUROPA 2014
Chủ đề
Nhạc cụ truyền thống
Người thiết kế
Vlasta Matoušová
Ngày phát hành
30/4/2014
Công nghệ in
Tinh khắc
Kích thước
33x33mm
Số tem trên tờ
6
Gía mặt
25Kc
[Cước thư hạng nhất Âu châu]

Chuyện tào lao, Trương Lương gặp Huỳnh Thạch Công


>>Tích xưa: Trương Lương gặp Huỳnh Thạch Công


Trương Lương, họ Trương tên Lương, tự là Tử Phòng, người nước Hàn. Tổ tiên 5 đời của Trương Lương đều làm quan Tướng Quốc nước Hàn. Cha tên là Bình, làm Tướng Quốc cho vua Hàn là Ly Vương và Điệu Huệ Vương. Khi cha chết, Trương Lương còn ít tuổi nên chưa được tập ấm làm quan.
Khi nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng đánh tan, sáp nhập vào nước Tần, lúc đó Trương Lương có 300 tôi tớ trong nhà.
Em của Lương chết, Lương không lo chôn cất, mà lo bán tất cả gia tài, giải tán các tôi tớ, dùng tiền đi tìm một người làm thích khách để giết vua Tần, báo thù cho nước Hàn.
Trương Lương thường học lễ ở Hoài Dương, đi về đông yết kiến một vị ẩn sĩ tên là Thương Hải Quân, tìm được một dũng sĩ họ Lê, thường gọi là Trưng Hải Công, xử dụng một đôi chùy nặng 120 cân.
Khi hay tin Tần Thủy Hoàng đi chơi qua miền đông, Trương Lương cùng với dũng sĩ rình núp ở bãi cát Bác Lãng, chờ khi xe của Tần Thủy Hoàng đi qua thì xông ra đánh, nhưng lại đánh nhầm xe của bọn tùy tùng. Tần Thủy Hoàng nổi giận, giết chết dũng sĩ họ Lê, rồi cho lịnh truy lùng bắt cho kỳ được Trương Lương.
Lương phải đổi tên họ, cải dạng, trốn tránh ở Hạ Bì.
  


Trương Lương dâng dép 3 lần:

Một hôm, Trương Lương ra cầu Hạ Bì ngồi chơi, gặp một cụ già mặc áo cộc, cốt cách phương phi, đi ngang qua cầu, bỗng làm rớt chiếc dép xuống cầu. Cụ quay lại thấy Lương ngồi đó thì bảo rằng:
- Thằng bé, xuống cầu lượm dép giùm ta.
Lương ngạc nhiên muốn cự lại, nhưng thấy cụ già cả nên cố nhịn, lội xuống dạ cầu lượm chiếc dép đem lên cho cụ.
Ông cụ lại bảo: - Xỏ vào chân ta.
Lương đã trót lấy dép lên nên luôn tiện ngồi xuống xỏ dép vào chân của cụ. Cụ già mang dép xong, cười rồi bỏ đi.
Lát sau cụ quay lại cầu, loay quay thế nào lại rớt dép lần nữa. Rồi Cụ cũng biểu Lương lội xuống lượm dép cho Cụ và xỏ vào chân Cụ. Lương thấy việc nầy có vẻ lạ, nên cũng vâng lời, làm vừa lòng cụ già lần nữa.
Cụ già lại dở chưn dở tay thế nào lại làm rớt dép lần thứ ba. Lần nầy Cụ cũng biểu Lương xuống nhặt dép cho Cụ như hai lần trước. Trương Lương đã trót hai lần giúp Cụ già nên lần nầy cũng ráng giúp cụ cho trót. Cụ già mang dép vào chân xong, cười rồi bỏ đi.
Một lát Cụ quay trở lại, nói với Trương Lương rằng:
- Thằng bé nầy dạy được! Năm ngày sau, sáng tinh mơ, mày đến gặp ta tại đây.
Trương Lương lấy làm lạ, nhưng cũng đáp: - Vâng.
Đúng 5 ngày sau, sáng tinh mơ, Trương ra cầu thì đã thấy Cụ già đã ở đó từ trước. Cụ có ý giận, nói:
- Đã hẹn với người già cả, lại đến sau, là cớ gì?
Cụ bỏ đi, rồi quay lại nói:
- Năm ngày nữa ra gặp ta ở đây cho sớm.
Năm ngày sau, Trương Lương ra cầu thật sớm, vào lúc gà gáy, nhưng lại thấy Cụ già đã đến trước rồi. Cụ giận, nói:
- Năm ngày sau, hãy ra đây cho sớm.
Đúng năm ngày sau nữa, chưa đến nửa đêm thì Trương Lương ra cầu, một lát sau thì thấy Cụ già đi tới. Cụ vui vẻ nói:
- Thế mới phải chứ!
Rồi Cụ trao cho Lương một quyển sách, Cụ nói:
- Học trong quyển sách nầy thì làm thầy của bực đế vương. Mười năm sau sẽ ứng nghiệm. Mười ba năm sau con sẽ đến gặp ta, hòn đá màu vàng dưới chơn núi Cốc Thành ở phía Bắc sông Tế là ta đó.
Cụ già nói xong thì đi mất.
Sáng hôm sau, Trương Lương mở sách ra xem thì đó là quyển 'THÁI CÔNG BINH PHÁP'. Trương Lương vô cùng mừng rỡ, ngày đêm chuyên cần nghiên cứu học tập.
Cụ già tặng sách cho Trương Lương là Ông Tiên Huỳnh Thạch Công. (Huỳnh Thạch là cục đá màu vàng).
Nhờ công dâng dép 3 lần cho Tiên Ông nên được Tiên Ông tặng cho sách quí, học trong đó mới trở nên tài giỏi, làm thầy cho bực đế vương (tức là làm Quân Sư), bày mưu tính kế, đánh đông dẹp bắc, bình trị thiên hạ.

Do đó, Tiên Nương Đoàn Thị Điểm viết trong Nữ Trung Tùng Phận bốn câu thơ nhắc lại sự tích nầy:

Lựa những mặt tài tình thọ giáo,
Học cho thông mối đạo quân thần.
Trương Lương dâng dép ba lần,
Chút công ấy định Hớn Tần nên hư.

Trương Lương ở Hạ Bì làm người nghĩa hiệp, Hạng Bá giết người bị tội, đến đây trốn lánh, được Lương che chở và giúp đỡ, tạo một cái nhân tốt về sau.


Mười năm sau (năm 209 tr.TL), Trần Thiệp khởi nghĩa chống lại nhà Tần, Trương Lương cũng tập hợp được hơn 200 trai tráng. Cảnh Câu ở đất Lưu tự lập làm Giả Vương nước Sở. Lương muốn theo phò, giữa đường Lương gặp Bái Công Lưu Bang. Bái Công có mấy ngàn quân đánh chiếm được đất ở phía Tây Hạ Bì. Lương bèn theo phò Bái Công.
Lương đem binh pháp của Thái Công ra trình bày với Bái Công, được Bái Công khen hay và dùng theo sách lược đó. Có lần Lương nói binh pháp cho người khác nghe thì họ tỏ ra không hiểu. Lương tự nhủ: Bái Công là người Trời chăng?
Vì vậy, Lương nhứt định theo Bái Công, không định theo Cảnh Câu nữa.
Bái Công đến đất Tiết, yết kiến Hạng Lương. Hạng Lương lập Sở Hoài Vương lên làm vua nước Sở. Trương Lương nói với Hạng Lương:
- Ngài đã lập cháu của vua Sở lên làm Sở Hoài Vương thì cũng nên lập công tử nước Hàn là Hành Dương Quân, tên là Thành, là người hiền lên làm vua nước Hàn để tăng thêm vây cánh.
Hạng Lương bằng lòng, lập Hành Dương Quân lên làm Hàn Vương.
Nhờ mưu kế của Trương Lương, Bái Công thắng quân Tần nhiều trận lớn, đến được kinh đô Hàm Dương trước Hạng Võ, vua Tần lúc bấy giờ là Tử Anh, cháu nội của Tần Thủy Hoàng, đem ấn tín ra hàng Bái Công.
Bái Công vào kinh đô nhà Tần, thấy cung điện rất xa hoa lộng lẫy, cung phi mỹ nữ hàng ngàn, vật quí nhiều vô kể, nên có ý muốn ở lại đây. Phàn Khoái can gián hết lời nhưng Bái Công không nghe. Trương Lương nói:
- Nhà Tần làm điều vô đạo nên Chúa công mới đến được đây. Đã cốt vì thiên hạ mà giết bọn giặc tàn ác thì ta nên ở theo lối mộc mạc để tỏ cái đạo đức của mình. Nay Chúa công mới vào cung điện nhà Tần, liền ham thích cái vui đó thì có khác chi người ta nói 'nối giáo cho giặc'. Vả chăng lời nói thẳng nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm, thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Xin Chúa công nên nghe theo lời của Phàn Khoái.
Bấy giờ Bái Công mới nghe theo, niêm phong kho tàng của nhà Tần, rồi kéo quân ra đóng ở Bái Thượng.
HạngVõ kéo quân đến Hàm Dương sau Bái Công, cho quân vào đốt phá cung điện của nhà Tần, giết chết Tử Anh, tịch thâu của cải, rồi tự xưng là Sở Bá Vương, phong cho Bái Công Lưu Bang là Hán Vương cai trị đất Ba Thục. Năm ấy là năm 206 trước Tây lịch, được kể là năm thứ nhứt của nhà Hán.
Hán Vương vì yếu thế hơn Hạng Võ nên phải tuân lịnh của Hạng Võ, kéo binh vào đất Ba Thục, rồi theo mưu kế của Trương Lương, Bái Công cho đốt con đường sạn đạo (con đường độc nhất đi vào Ba Thục) để cho Sở Bá Vương tin rằng Hán Vương an phận nơi đất Thục, không muốn tranh đoạt thiên hạ với Sở Bá Vương.
Khi đốt xong sạn đạo, Trương Lương từ giã Hán Vương Lưu Bang để lo việc nước Hàn và tìm người giúp Hán Vương đánh Hạng Võ, thâu phục thiên hạ.

Khi đến huyện Bửu Kê thì gặp được người nhà của Hạng Bá, cho biết Hạng Võ đã giết chết Hàn Vương của nước Hàn vì giận Trương Lương theo Lưu Bang bày kế đánh Hạng Võ. Trương Lương thất kinh, liền cải trang y phục, lo việc tống táng Hàn Vương, rồi giả làm đạo sĩ, đến kinh đô Hàm Dương, là nơi Hạng Võ đóng đại binh. Trương Lương dạy con nít ở đây hát bài đồng dao nói là Thần nhân dạy hát, để Hạng Võ nghe được thì bỏ Hàm Dương, về đóng đô ở Bành Thành, là nơi cố quán của Hạng Võ.
Trương Lương biết Hàn Tín là người có kỳ tài nhưng chưa gặp thời, nên tìm đến gặp Hàn Tín, tặng Hàn Tín cây Nguyên Nhung kiếm, viết thơ tiến cử Hàn Tín cho Hán Vương dùng làm Phá Sở Đại Nguyên Soái, rồi trao cho Hàn Tín bản đồ vẽ con đường tắt Trần Thương đi vào Ba Thục.
Khi Hán Vương phong Hàn Tín làm Phá Sở Đại Nguyên Soái, kéo binh đánh lấy Tam Tần, thì Trương Lương dự bị xong các việc, nên trở lại làm Quân Sư cho Hán Vương.
Bên ngoài cầm quân thì có Hàn Tín, còn mưu kế bên trong thì có Trương Lương, nên quân của Hán Vương đại thắng, dồn Sở Bá Vương chạy về thành Cai Hạ, nhưng binh sĩ của Hạng Võ cũng còn khá đông, lực lượng còn khá mạnh.
Trương Lương dụng mưu, lên ngọn Kê Minh sơn, vào lúc đêm khuya thanh vắng, thổi lên khúc tiêu sầu ai oán, khiến cho 8 ngàn đệ tử của Hạng Võ mất hết tinh thần chiến đấu, bỏ trốn về quê. Thanh thế của Hạng Võ trở nên rất yếu. Sau cùng Hạng Võ bị thất thủ thành Cai Hạ, chạy ra bến sông Ô Giang, tự cắt đầu tự tử.
Diệt Hạng Võ xong, Hán Vương Lưu Bang thâu phục thiên hạ, lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Hán Cao Tổ, mở ra nhà Hán. Hán Cao Tổ nói:
- Bàn mưu kế ở trong màn trướng, quyết định việc thắng bại ở ngoài ngàn dặm, đó là công của Tử Phòng. Nay phong Tử Phong ba vạn hộ ở đất Tề, cho Tử Phòng tự chọn lấy.
Trương Lương nói:
- Xưa kia, thần khởi nghĩa ở Hạ Bì, tới đất Lưu thì gặp Bệ hạ, đó là Trời đem thần giao cho Bệ hạ. Nay thần xin được phong ở đất Lưu là đủ rồi, không dám nhận ba vạn hộ ở Tề.
Hán Cao Tổ bèn phong Trương Lương làm Lưu Hầu ở đất Lưu.
Trương Lương thường hay cáo bịnh để khỏi tham dự vào việc triều chánh. Trương Lương thường nói: Gia đình tôi năm đời làm Tướng Quốc nước Hàn. Khi nước Hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng để tìm cách giết Tần Thủy Hoàng báo thù cho nước Hàn, nhưng không thành công. Nay tôi dùng ba tấc lưỡi làm thầy bậc Đế Vương, được phong vạn hộ, ở ngôi chư Hầu. Kẻ sĩ được như thế là tột bực, đối với Lương thế là đủ lắm rồi. Vậy xin bỏ việc nhân gian, chỉ muốn đi ngao du theo Huỳnh Thạch Công và Xích Tùng Tử mà thôi.
Thế rồi Trương Lương theo Đạo Tiên, học lối đạo dẫn (nhịn ăn cơm lần lần cho nhẹ mình), tồn tâm dưỡng tánh, không thiết tha đến công danh phú quí nữa.
Đúng như lời Cụ già đã nói với Trương Lương ở cầu Hạ Bì 10 năm về trước, Trương Lương tìm thấy cục đá màu vàng ở chân núi Cốc Thành, cung kính đem cục đá ấy về thờ.
Tám năm sau ngày Trương Lương được phong Hầu, Trương Lương mất, được đặt tên thụy là Văn Thành Hầu. Con của Trương Lương là Trương Bất Nghi đem táng Trương Lương cùng với viên đá vàng.

[Trên gốm sứ]


Cuộc đời của Trương Lương có 3 việc đáng ca tụng:
1. Cắp chùy Bác Lãng:
Trương Lương tìm được dũng sĩ họ Lê, sử dụng cặp chùy nặng 120 cân, núp ở bãi cát Bác Lãng, chờ Tần Thủy Hoàng đi qua, xông ra hành thích Thủy Hoàng. Việc thất bại, dũng sĩ họ Lê bị giết chết tại chỗ, Trương Lương trốn thoát, đến ẩn náo tại Hạ Bì.
2. Trương Lương dâng dép 3 lần:
Trương Lương nhờ nhẫn nại dâng dép 3 lần cho Ông Tiên Huỳnh Thạch Công mà được trao sách quí. Nhờ học sách nầy mà Trương Lương làm Quân Sư cho Hán Lưu Bang.
3. Công thành thân thối:
Khi công danh thành đạt vinh hiển rồi thì rút lui, bảo toàn tấm thân, tìm đạo tu hành, lưu danh thiên cổ.
Trong lịch sử Trung Hoa, chỉ có hai vị làm được việc công thành thân thối nầy là: Phạm Lãi thời Đông Châu Liệt Quốc và Trương Lương thời nhà Hán.

Sau đây là bài thi của Đức Nhàn Âm Đạo Trưởng:

Ác xế nâng cao bóng hải đường,
Xa tên nhờ bởi nặng cung trương.
Lòn trôn Hàn Tín nên cơ nghiệp,
Dâng dép Trương Lương dựng miếu đường.
Khương Thượng đi câu ra trí chúa,
Văn Vương ngồi ngục mới đồ vương.
Trượng phu phải mặt không nao chí,
Xung đột quyết hơn chốn chiến trường.

<Nguồn: Internet>

Pháp, Tem Tết Âm lịch

Tem Tết Âm lịch,


Vào tháng Một năm 2005, Bưu chính Pháp phát hành lần đầu tiên tem bưu chính kỷ niệm sự kiện văn hóa Tết Âm lịch bởi một con tem giới thiệu con giáp của năm đó trong Mười hai con giáp Âm lịch. Chủ đề này được Bưu chính các nước Á châu khai thác từ hàng chục năm trước đó và thậm chí, nhiều nước, các đảo quốc châu Á Thái bình dương cũng bắt đầu phát hành tem về Tết Âm lịch từ sau năm 1990.
Tem được phát hành dưới dạng bloc 10 tem hoặc 5 tem, chia làm 2 cột dọc hai bên và khoảng giữa được trang trí bằng hình ảnh 12 con giáp. Tem được vẽ bởi Li Zhongyao, lên trang bởi Aurélie Baras và in với công nghệ in màu nhiều lớp (Héliogravure).

Năm Ất Dậu 2005:

Tờ tem Tết Âm lịch đầu tiên được phát hành vào ngày 31/01/2005 để kỷ niệm năm con gà theo 12 con giáp Âm lịch. Con tem thể hiện hình ảnh một con gà trống với nền màu vàng/vàng xám với giá cước cho thư nội địa hạng nhất "LETTRE 20G FRANCE" (tương đương với tem mệnh giá 0,50€ và 0,53€ sau khi Bưu chính tăng giá cước dịch vụ vào 1.3.2005). Tem được vẽ bởi Cécile Millet, lên trang bởi Aurélie Baras và in bởi công nghệ in màu nhiều lớp có dập nổi.
Đây là lần đầu tiên con tem của Pháp in cước tem dưới hình thức giá trị hạng thư tương hợp. Ký tự "G" được thay đổi thành "g" (gramme) cho các tem về sau sau khi phát hành bloc tem Fête du timbre.


Tem Tết gà được bán duy nhất dưới dạng một bloc 10 tem. Ở khoảng giữa hai cột tem là hình ảnh một con gà được vẽ phác bởi các con số mà có thể đọc được với kính lúp. Đó là danh sách những năm thuộc giáp gà từ năm 2005 cho tới 2341.


[Gravure du timbre]


Năm Bính Tuất 2006:

Tem kỷ niệm năm Bính Tuất được phát hành ngày 23/01/2006, một tuần trước thềm năm mới. Con tem thể hiện hình ảnh một con chó săn đang xuống núi bằng màu trắng/xám trên nền xanh dương theo phong cách tranh thủy mặc Trung hoa. Tem được vẽ bởi Li Zhongyao với cước gửi thư dành cho thư 20g nội địa,"LETTRE 20g FRANCE" (0,53€ năm 2006).


So với năm 2005, tem năm Tuất được bán ra dưới hai dạng: 1 tờ 10 tem và 1 tờ kỷ niệm 1 tem được bán trên giá mặt.

[Souvenir Philatélique] 

Năm Đinh Hợi 2007:

Tem kỷ niệm Tết Đinh Hợi được phát hành vào ngày 29/01/2007, hơn 20 ngày trước Tết được tổ chức vào 18/2/2007. Tem thể hiện một con lợn màu hồng đang mỉm cười, vẽ bởi Li Zhongyao, in trên tờ 10 tem.


[Souvenir Philatélique]

[Notice Philatélique]


Năm Mậu Tý 2008:

Tiếp nối sê-ri hàng năm của Bưu chính Pháp, ngày 28/1/2008, tờ tem kỷ niệm Tết Mậu Tý được phát hành. Khác với các năm trước, năm nay, bloc tem chỉ gồm 5 tem được chia thành hai cột với cước phí dành cho thư ưu tiên hạng nhất nội địa (0,54€ và 0,55€ sau đợt tăng cước bưu chính ngày 1/3/2008). Tem được thiết kế với hình ảnh một con chuột đang ăn một chùm nho.
Tem và các thiết kế ở giữa bloc tem được vẽ bởi Yifu He (sinh năm 1952 ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc - mất 14/8/2008 ở Renne, Pháp), lên trang bởi Aurélie Baras, in bởi công nghệ tráng màu nhiều lớp.


[Souvenir Philatélique]

Năm Kỷ Sửu 2009:

Theo thông lệ, Bưu chính Pháp cho phát hành tem kỷ niệm Năm Kỷ Sửu vào ngày 26/1/2009 với giá cước dành cho thư ưu tiên nội địa hạng nhất, "Lettre prioritaire 20g" (0,55€ và 0,56€ sau đợt tăng cước Bưu chính 2/3/2009).
Tem được thiết kế bởi Li Zhongyao, lên trang bởi Aurélie Baras và in bloc 5 tem với công nghệ in màu nhiều lớp.
Một bloc gồm 1 tem bán trên giá mặt cũng được phát hành với hình nền là con trâu bằng phù điêu, kẹp trong một bìa cài được minh họa bằng hình ảnh của Vạn Lý Trường thành, Trung Quốc, thiết kế bởi Catherine Huerta. 
Số lượng in: 1 800 000 bloc.




[Souvenir Philatélique]

Năm Canh Dần 2010:

Phát hành ngày 18/2/2010, thiết kế bởi Li Zhongyao, khác với các năm trước, tem kỷ niệm năm Canh Dần 2010 được in với giá cước 0.56€ cho thư ưu tiên nội địa hạng nhất vào thời điểm phát hành (sau đợt tăng cước 1/7/2010, cước mỗi thư tăng 2cent, 0.58€).


[Souvenir Philatélique]


Năm Tân Mão 2011:




Năm Nhâm Thìn 2012:



[Souvenir Philatélique]


[Gravure du timbre]


Năm Qúy Tỵ 2013:




Bloc một them như những năm trước với hình nền là một tấm phù điêu hình con rắn kẹp trong bìa cài. Trên bìa cài là hình ảnh Trương Lương dâng dép trả Huỳnh Thạch Công.


[Souvenir Philatélique]


Năm Giáp Ngọ 2013:

>>http://homthucuatui.blogspot.fr/2014/02/phap-tem-tet-giap-ngo.html


[Souvenir Philatélique]

[Gravure du timbre]




Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Trịnh Công Sơn, Có nghe ra điều gì,

Có Nghe Ra Điều Gì

Nỗi bất hạnh lớn nhất của chúng ta là luôn luôn có một kẻ thù để chống lại. Trong suốt hành trình của lịch sử, những kẻ thù mang tên khác nhau. Bất hạnh lớn dần để trở thành hiểm họa khi hai kẻ thù nghịch mang cùng một tên chung.   
Tôi chưa bao giờ được biết về sự công bằng. Nhưng tôi muốn rằng những xác chết anh em phải được chia đều lòng thương tiếc. Trên những nhân danh chúng ta không cúi đầu, nhưng chúng ta phải quàng vòng hoa phúng điếu cho phận người hiu hắt. Chân lý chưa biết nằm ở đâu, nhưng tôi tin rằng chân lý không đến từ bạo lực.
Đời sống Việt Nam đã dạy chúng ta những bài học vĩ đại. Dạy biết từ một tấm lòng nhỏ nhen đến một tâm hồn cao cả. Dạy từ mưu toan giết chết một người đến kế hoạch giết chết hàng vạn người. Chúng ta biết rõ từ một tên hề mặt phấn môi son đến một tên ngụy quân tử.
Làng mạc, núi rừng đã thành đấu trường. Phố thị làm sân khấu.
Thời thơ ấu, qua những bài học lịch sử, lòng tôi xao xuyến biết bao về những tấm gương ái quốc. Tôi đã yêu mến những biên giới quê hương như vòng tay người mẹ ôm hôn che chở đàn con. Lòng tôi, những biên giới cũng được dựng lên từ đó. Không phải những biên giới của thù hận mà chỉ là lằn mức địa lý chia những cuộc chơi riêng đầy quen thuộc và thân ái.
Lớn lên, tôi dần dần rơi vào những hoài nghi. Những hoài nghi như đám mây đen, đe dọa cơn bão lớn. Tôi biết rằng khi cơn bão đến, những gì đẹp đẽ được nuôi dưỡng từ ấu thơ sẽ bị cuốn phăng đi.
Đã bao nhiêu năm tháng tôi ngồi nhìn những mùa nước lên. Thành phố Huế mỗi năm đều có những cơn lụt. Một đôi lần lụt lớn, nước nguồn ồ ạt mang về bao nhiêu của cải của rừng sâu: voi, cọp, bò rừng, trăn, gỗ quí... Vốn liếng ẩn giấu của thiên nhiên lao đi trong một tốc độ cuồng nhiệt. Tất cả đều ngơ ngác, lạc lối, trần trụi.
Nhiều lần, tôi đã mong được thấy những giá trị hão huyền, bén rễ sâu xa trong tâm não tôi, được tống ra ngoài, trong cách thế đó.


Tôi không phải là kẻ dễ mất niềm tin, nhưng trong tôi, rất vô tình những trái độc đã làm mùa của chúng.
Tôi đã đi qua nhiều thành phố của quê hương. Mỗi nơi đều có những đêm gặp gỡ cùng tuổi trẻ. Chúng tôi nuôi dưỡng hy vọng và gửi đến nhau sự phân ưu chung bằng tiếng hát. Chính trong lúc, khi tiếng vỗ tay đập vào nhau nhịp nhàng và đều đặn cùng tiếng hát, lòng tôi bỗng chùng lại trong một ái ngại vô bờ. Tôi bỗng muốn thu mình thành một bóng tối nhỏ trước những con mắt trong sáng vây quanh. Với những trái tim quí báu kia, có thật tôi đã mang đến một điều gì tốt đẹp?
Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ tự đề nghị với mình một trách nhiệm quá lớn. Nhưng khi đã lỡ nhận chịu những cảm tình nồng hậu từ đám đông, thì những tình cảm kia phải được đền bồi.
Quanh tôi, bỗng dưng những chấn song được dựng lên. Những chấn song dù êm ái nhưng làm mỏi mệt. Mỏi mệt vì tôi biết rõ mình chỉ cưu mang nổi một tiếng thở than quá ư phù du từ một con tim bén nhạy. Đời sống chung quanh thì tự bản chất vốn hủy hoại và vô tình. Tôi không đủ là một con đê hay một báo hiệu mới mẻ.
Nhưng dù sao, mọi sự đã lỡ. Lịch sử đã lỡ lên đường và tôi cũng đã lỡ để một bàn chân trong cơn xung động.
Mọi sự hoàn tất đều có đôi chút bị hiểu lầm. Người trong cuộc mới thấu hiểu được cái tang thương của từng kết quả. Lịch sử có niềm đau riêng của nó. Cá nhân cũng có cái xót xa riêng. Bởi lẻ chưa có một tổng hợp đích xác nào về thân phận con người. Vũ trụ luôn luôn biến đổi, làm sao toan tính nổi. Cho nên điều hiển nhiên là mọi sự thành tựu càng lớn lao, càng ẩn giấu niềm tuyệt vọng.
Mỗi dự phóng về hạnh phúc con người đều là nguồn cội của hố thẳm. Luôn luôn có sự nhầm lẫn về chữ nghĩa. Người ta đánh bóng sự đổ vỡ và gọi đó là niềm bi tráng của phận người. Dự phóng càng lớn, càng dài càng xa cách con người. Và tất nhiên càng mở rộng hố thẳm. Đến lúc đạt được đỉnh cao thì chính là lúc kề cận nhất với vực sâu. Và có thực sự đó là một đỉnh cao?   
Vì thế, tôi gọi những kẻ muốn lấp biển vá trời là những con người đam mê tuyệt vọng. “Mọi đam mê đều vô ích”. Đam mê tuyệt vọng dẫn ta về hư vô. Bao nhiêu cánh cửa hư vô đã mở toang cuối những chặng đường đẫm máu của lịch sử nhân loại. Những thế hệ về sau, khi lần giở lịch sử ông cha, giữ cái án chung thân trong ý thức cùng niềm im lặng. Từ đó, nói đến ý thức trong thời đại chúng ta là muốn nhắc lại cái ý thức về sự tịch lặng. Sự tịch lặng của những vết thương trời đất và trong lòng. Cõi vô âm của mọi chủ thuyết, mọi triết lý. Đời sống đã mất hẳn sự bình an. Những con đường nhân sinh không có chốn đến. Sở tại chính là sự ra đi. Ra đi để biết rằng quê quán chỉ là tiếng hoàng oanh trên đời người khổ hạnh. Là một an ủi thoáng qua. Là “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” để ngậm ngùi.
Trong đời sống chúng ta, thiếu gì những trái tim vững chãi. Đâu thiếu những ý lực siêu nhân. Mỗi khi ý thức được vót nhọn người ta có cảm tưởng sẽ bắn rụng những niềm tuyệt vọng chung quanh. Nhưng hỡi ơi, niềm tuyệt vọng đã ẩn trú trong đường bay của ý thức đó. Ý thức càng được vót nhọn, niềm tuyệt vọng càng đào những hang sâu. Trái tim con người, nếu không biến thành mộ địa, sẽ vang lên tiếng tru thảm thiết của loài sói.
Những ngày mệt mỏi tôi thường tìm về bên một dòng sông. Nơi thành phố của quá khứ. Một quá khứ chưa đủ dài nhưng đã thừa thãi tang thương. Thành phố trên bề mặt yên tĩnh có những cơn sóng ngầm đáng ngại. Những ngọn lửa ủ dưới tro than, đã liên tục tạo những cơn phong ba, đã làm bật rễ những triều đại.
Những hoạn nạn, qua nhiều thời kỳ không đếm xiết. Nhưng mỗi lần có cơ hội trở lại đời sống bình thường thành phố lại mang khuôn mặt thơ mộng và nhẹ nhàng của những ngọn phong lau trong thành cổ.
Về những năm sau này thành phố có vẻ tiêu điều hơn trước. Mỗi cơn hoạn nạn thường mang đi ít nhiều bạn bè. Tôi như con bệnh kinh niên, mỗi lần trở về tĩnh dưỡng, có cảm tưởng về thăm một cố tri hơn hơn là một thành phố. Vẻ xác xơ như khởi chung từ một mối. Không như ngày xưa, tôi vui chơi trong thành phố. Bây giờ chúng tôi song hành trong niềm tư lự.
Ngồi bên dòng sông, nhiều đêm tôi nghe ra những đổi thay quá lớn. Huế quả thực đã biến đổi rất nhiều. Những cuộc biển dâu vô hạnh đã giết chết phần nào tình cảm đẹp đẽ nơi đây. Huế ngày xưa ấm áp biết bao. Nay đã quá lạnh lùng. Vẻ lạnh lùng sương phụ. Trong những hoàn cảnh nghiệt ngã người ta không còn nhìn nhau bằng con mắt cũ. Đã thấp thoáng thấy dưới những trũng mắt năm xưa, những bình phong e ngại. Ngờ vực là phải. Thời đại của đố kỵ, tỵ hiềm đã thành hình từ bao giờ mà không hay. Không phải chỉ riêng nơi đây. Nơi nơi đều thế. Tôi đã qua nhiều thành phố. Đã góp mặt. Cuối cùng mới vỡ lẽ ra, mỗi nơi đều đã thành tựu những sâu khấu và những đấu trường bỏ túi. Những tuồng tích được soạn sửa cẩn mật. Mỗi người đóng dăm ba vai trò. Đám giả hình múa những đường gươm vừa khắc nghiệt vừa chu đáo.
Nhiều đêm trở về, xương sống bỗng buốt lạnh. Bởi đâu đây, luôn luôn sẵn sàng những nhát dao không minh bạch. Phải sống thường trực trong khí hậu như thế làm sao khỏi e dè.
Tôi biết rõ phần nào mình đã đuối sức. Những tiếng hát hân hoan nhiều khi chỉ để lấp liếm sự phiền não. Có cái gì gần như những vết hoen trên một phía của nạn đời. Dường như tôi đang ẩn thân ở mặt đời không kiêu hãnh. Nơi có nhiều bóng tối và sự tròn lẵn vô liêm.
Không phải mọi chọn lựa đều bế tắc. Nhưng tôi không dại gì tự dẫn mình đến một pháp trường bất xứng. Trong cuộc sống nhiễu nhương nơi đây, sống đã là một cách chọn lựa. Ai cũng có một lần phủi tay với cuộc đời. Cho nên những chọn lựa nhỏ nhặt chỉ làm hao mòn ta thôi. Nếu đủ sức giương cung, hãy chọn mũi tên định mệnh.
Tôi rất buồn bã khi nhìn thấy những tâm hồn đẹp đẽ quanh đây bị cuốn hút vào những chọn lựa trào lưu. Những chọn lựa có vẻ đẹp bề mặt. Những chọn lựa không can dự gì với ý thức. Hay nếu có, chỉ là loại ý thức con vẹt.
 Trong cách thế đó, chọn lựa chỉ còn có nghĩ là hủy hoại. Tự hủy và kéo theo những cái chết thanh xuân.
Tôi không có ý ngờ vực lòng can đảm. Nhưng tôi sợ hãi ngộ nhận.
Hãy chọn lấy lời phán xét. Nếu cần làm tên tử tội, ta chỉ là tên tử tội của định mệnh riêng tư. Đừng mơ mộng trên xương máu. Chưa bao giờ tôi nghe được một tiếng hát nói về sự sinh nở tốt đẹp của hận thù. Gắng che chở cho tâm hồn. Nấm hoang đã mọc quá nhiều trên đó.
Trong thành phố, mùa hạ có những cơn bão qua. Một ít mùa màng và hoa quả không đậu. Vào buổi lập thu, bỗng dưng những hồ ao quanh thành cổ thơm tho một mùa sen muộn. Những sớm mai âm u đi về dưới cổng thành, lòng tôi bất ngờ có những nỗi hân hoan kỳ lạ. Một cái gì gần như niềm hy vọng vừa nhú lên. Tôi nghĩ rằng tuổi trẻ quanh đây, qua những bất hạnh quá đủ, sẽ tạo dựng được cái mùa muộn màng của sự thật. Sẽ khởi công từ những ước mơ chân thật. Những phát biểu mới sẽ là những đường gươm sắc bén chém rụng huyền thoại. Mỗi bước đi tới tuổi trẻ tự cưu mang lấy mình, không nương nhờ nữa. Mỗi người là hy vọng của chính mình. Giải thoát quyết liệt khỏi những khối nam châm phù thủy. Bấy lâu, sự sợ hãi đã làm rêu phong trên đời ta. Những sự thật tối tăm được chở che an toàn. Những nhầm lẫn không bị truy tố. Có lẻ không phải vì thiếu lòng can đảm. Chúng ta dường như là những đứa con quá tình cảm, không nỡ buộc tội ông cha.
Nhưng đã muộn. Chúng ta đang chênh vênh trên con dốc hủy diệt. Cái gia đình chung đã có lắm điều tồi tệ.
Chúng ta được thương xót từ mọi phía. Được vỗ tay từ khắp nơi. Bị chê bai cũng lắm. Nhưng sá gì những lời bình phẩm kia.
Hãy bắt đầu phá bỏ đấu trường. Phá bỏ sân khấu. Vở tuồng đã quá dài. Bao nhiêu năm nay, chúng ta đã nuôi nấng tình cảm nhân loại bằng tấm thảm kịch quá lớn. Không thể tiếp làm những diễn viên giác đấu nữa.
Chúng ta hiểu rõ hạnh phúc ở đâu. Trên con đường đã qua tuyệt nhiên không có.
Dù thế nào cũng đã ra đi. Chỉ xin được ra đi êm ái. Những đứa con nhân loại đã thật sự mất dấu về quê quán cũ. Đã bao nhiêu sa mạc. Sa mạc quả là mênh mông. Chúng ta đang cần chút nước cho hành trình. Những thiệt thòi đã đủ lớn lao. Điều cần nhớ là đừng để cả một dân tộc bị hụt hơi vì vô vọng.
1973
Trịnh Công Sơn
(Trích: Bửu Ý - Trịnh Công Sơn Một Nhạc Sĩ Thiên Tài - 2003)