cỏ

cỏ

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Một cõi đi về,

Ai cũng biết than thở. Than thở là cái nghề chung của loài người mà không cần phải học. Không hề có ranh giới giữa than thở chuyên nghiệp và tài tử.

Hạnh phúc là một điều không bao giờ có thật. Nếu có thật thì những nhà tiên tri vĩ đại đã không nhọc lòng bịa đặt thêm Thiên Ðường và Niết Bàn để làm gì nữa. Cái hạnh phúc ở Trần Gian chính là ý thức được khổ đau. Ðau khổ nên phải biết rộng lòng với nhau hơn, tử tế hơn, độ lượng hơn, biết tha thứ, nhân hậu hơn. Bài học ấy không dề gì, bởi Cuộc Sống cho đến nay điều Thiện vẫn còn vắng bóng.

Có môt nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.
Có một trái tim khổ nạn ở ng­­ười này thì tất nhiên sẽ có mọt trái tim hân hoan ở kẻ khác.


Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó. Một cõi đi về.

Chết là sự tan biến của thể xác. Nh­ưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều ng­ười còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi ng­ười.

Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.


Cái mất không bao giờ mất hẳn. Cái còn không hẳn mãi là còn.

Trịnh Công Sơn



Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Lý giải 12 con vật trong 12 con giáp Âm lịch,

Mười hai con giáp Âm lịch,

Theo quan điểm truyền thống của người Á châu, vạn vật tồn tại và phát triển bị chi phối bởi quy luật Âm dương và Ngũ hành. Trong đó, theo người xưa:
-          Dương là Thái dương tức Mặt trời
-          Âm là Thái âm tức  Mặt trăng
-          Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ: 5 ngôi sao đầu tiên mà người cổ đại sớm biết được thuộc hệ Mặt trời.
Bên cạnh đó, quan niệm Trời = cha, đất = mẹ và một quan niệm về một vũ trụ hài hòa Âm dương cũng đóng một vai trò quan trọng đối với người xưa.  Nóng-lạnh, trắng-đen,…trong Âm có Dương, trong Dương có Âm trở thành nguyên tắc cấu trúc vạn vật. Không nằm ngoài quy luật đó, sự lựa chọn 12 con giáp, dù là có thật hay tưởng tượng, cũng là tuân theo quy luật Âm dương thể hiện qua số ngón chân chẵn-lẻ (Theo Kinh dịch, số lẻ = dương, số chẵn = âm).
Cụ thể là:
Giáp

Số ngón
Âm/Dương
Con chuột
5
+
Sửu
Con trâu
2
-
Dần
Con hổ
5
+
Mão
Con thỏ
2
-
Thìn
Con rồng
5
+
Tị
Con rắn
0
-
Ngọ
Con ngựa
1
+
Mùi
Con dê
2
-
Thân
Con khỉ
5
+
Dậu
Con gà
4
-
Tuất
Con chó
5
+
Hợi
Con lơn
4
-




Tuy nhiên, số ngón chân chưa đủ để những con vật này được đưa vào Mười hai con giáp. Theo lịch Á đông truyền thống, một năm chia làm mười hai tháng, mỗi tháng tương ứng với một con. Ngày đêm cũng được chia làm 12 giờ tương ứng.
Sở dĩ người xưa có thể chia giờ như vậy là dựa trên quan sát tới khoảng thời gian có ảnh hưởng tới sự sống còn của loài vật:
Tên giờ
Khoảng thời gian tương ứng
`
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng
Lúc chuột đang hoạt động mạnh
Sửu
Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng
Lúc trâu chuẩn bị đi cày
Dần
Từ 3 giờ tới 5 giờ sáng
Lúc hổ hung hãn nhất
Mão
Từ 5 giờ tới 7 giờ sáng
Lúc Mặt trăng (thỏ ngọc) sáng nhất
Thìn
Từ 7 giờ tới 9 giờ sáng
Lúc đàn rồng quần mưa
Tị
Từ 9 giờ tới 11 giờ sáng
Lúc rắn cắn không hại người
Ngọ
Từ 11 giờ tới 13h trưa
Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa
Mùi
Từ 13 giờ đến 15 giờ xế trưa
Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại
Thân
Từ 15 giờ tới 17 giờ chiều
Lúc khỉ thích hú
Dậu
Từ 17 giờ tới 19 giờ tối
Lúc gà bắt đầu vào chuồng
Tuất
Từ 19 giờ tới 21 giờ khuya
Lúc chó phải trông nhà
Hợi
Từ 21 giờ tới 23 giờ đêm
Lúc lợn ngủ say nhất

Việc đặt tên tháng trong năm theo tên mười hai con giáp cũng không là ngoại lệ. Các tháng tương ứng là khoảng thời gian có ảnh hưởng xấu tới đời sống con vật.

Tên ÂL
Tên DL
Ảnh hưởng
11
Loài chuột hay bị bệnh và chết. Thời tiết lạnh cũng khiến chuột chết.
Sửu
12
Tháng đại hàn, tiểu hàn cây cỏ tàn lụi. Ăn không đủ mà còn phải kéo cày nên trâu dễ bệnh mà chết.
Dần
1
Thức ăn của hổ là các loài thú khác . Tháng này các loài ăn cỏ như hươu nai đi kiếm ăn vì cỏ tranh đã nhú mầm . Hổ cũng đi tìm mồi , dẩm phải các mầm cỏ tranh nhọn cứng mà bị thương và kéo theo cái đói nên dễ bệnh .
Mão
2
Mão là con mèo , nhưng trong thiên văn cổ Trung Quốc thì biểu tượng của tháng này là con thỏ . Tiết này là tiết kinh trập (sâu nở) và cùng với sâu là chất độc do sâu thải ra , thỏ ăn vào tất phải chết .
Thìn
3
Rồng là một con vật được giao phó làm mưa , đi liền với sấm sét . Cha ông ta có câu tục ngữ : tháng ba sấm chạy … phải chăng vì trách nhiệm nặng nề này mà con rồng dễ bị gặp những điều không may ?
Tị
4
Sau thời kỳ ngủ tránh rét và liền sau đó là mưa xuân ấm áp , thức ăn dồi dào , rắn phải lớn lên bằng cách lột xác . Trong thời kỳ lột xác , rắn yếu nhất và là miếng mồi ngon cho các con vật khác .
Ngọ
5
Mùa hè nóng nực , lại là thời kỳ thu hoạch mùa màng nên ngựa phải làm việc nhiều , dễ mắc bệnh mà chết .
Mùi
6
Loài sơn dương dễ mắc bệnh vì thức ăn không còn ngon lành nữa : lá cây già cứng , mưa nhiều và thất thường nên khả năng mắc bệnh .
Thân
7

Dậu
8
Đầu tháng lụt lội,cúi tháng gió heo may,gà vừa đói vừa rét, ôn dịch phát sinh và gà chết.
Tuất
9
tháng này chó hay bị mắc bệnh . Kinh nghiệm dân gian Nghệ Tĩnh cho thấy tháng này trùng hợp với mùa mưa, chó rất hay chết. Đặc biệt nếu chó đẻ vào tháng này thì chó nuôi rất khôn.
Hợi
10
gió đông bắc về mang theo các mầm bệnh . Lễ hội mở ra, trâu, bò,lợn,khỉ bị giết nhưng điều kiện vệ sinh không tốt nên lợn được các khoảng thức ăn thừa thì tất nhiên rất dễ nhiễm bệnh và chết .


Rất nhiều những luận giải khác về sự lựa chọn 12 con vật cho 12 con giáp được đưa ra. Tuy nhiên, thật khó để có một cái nhìn chính xác nhất về nét văn hóa Á đông có từ lâu đời này. Tất cả chỉ mang tính chất tương đối để tham khảo.